Trước đó, ngày 10/6, lực lượng kiểm tra liên ngành Đà Lạt đã phát hiện khohàng của bà Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1969), tại tổ Thái An, phường 12, ĐàLạt, có chứa 52 tấn khoai tây (26 tấn khoai vàng, 26 tấn khoai hồng) xuất xứTrung Quốc.
Số khoai tây này được bà Nguyệt mua lại từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc tế AnhQuân (Hà Nội) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Linh (Lào Cai) để bán lại cho các thương láiđưa đi tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó, lô khoai tây hồng được bà Nguyệtmua lại từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Linh (Lào Cai).
Cả 2 lô khoai tây nhập khẩu từ QuảngTây, Trung Quốc này đều có giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thựcphẩm của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản 2 mẫu khoai tây gửi Chi cục Bảo vệ thực vậtLâm Đồng để phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy,mẫu khoai tây hồng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn an toàn, mẫukhoai tây vàng ở giới hạn an toàn.
Ngay sau đó, kết quả phân tích được gửi đếnTrung tâm phân tích-Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt để kiểm tra thêm. Kết quảphân tích định lượng thuốc bảo vệ thực vật trong cả 2 mẫu khoai tây chỉ có dưlượng của 1 hoạt chất chlorpyrifos, trong đó mẫu khoai tây hồng vượt ngưỡng vớimức 0,8mg/kg tươi, gấp 16 lần so với ngưỡng cho phép (0,05mg/kg tươi), mẫu khoaitây vàng ở mức 0,013.
Cơ quan chức năng đã quyết định cho tiêu hủy ngay 26 tấn khoai tây hồng nhiễm độc nói trên. Đây là lần xử lý mạnh tay đầu tiên của cơ quan chức năngĐà Lạt đối với các vụ việc khoai tây Trung Quốc được nhập vào để qua vài côngđoạn “phù phép” biến thành khoai tây đặc sản Đà Lạt đưa ra thị trường tiêu thụ.Ngoài tịch thu lượng hàng vi phạm, chủ hàng cũng đã bị xử phạt hành chính.
Đối với 26 tấn khoai tây vàng, căn cứ kết quả phân tích, kiểm tra, cơ quanchức năng đã cho giải phóng số hàng để chủ hàng được đưa đi tiêu thụ.
Tuy nhiên,ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn LâmĐồng, đề nghị tiếp tục giám sát chặt chẽ lô hàng này, yêu cầu Chi cục Bảo vệthực vật Lâm Đồng phối hợp, thông báo cho Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ ChíMinh để có biện pháp theo dõi, kiểm tra, xử lý tiếp theo khi khoai tây được đưavề Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Số lượng khoai tây Trung Quốc được bà Nguyễn Thị Nguyệt mua lại từ 2 côngty phía Bắc chỉ với mức giá chưa đến 3.400 đồng/kg.
Theo một số người chuyênkinh doanh nông sản tại Đà Lạt, khoai tây Trung Quốc được mua lại với giá khoảng10.000 đồng/kg, sau vài công đoạn “chế biến” sẽ được bán ra thị trường với mứcgiá 15.000 đồng, có khi đến 17-18.000 đồng/kg. Trong khi đó, khoai tây chính gốcĐà Lạt có giá trên 20.000 đồng/kg, thời điểm trái vụ như hiện nay có thể cao hơnở mức khoảng 25-26.000 đồng/kg./.