Tại hội thảo giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư tại một số nước khu vực châu Phi-Trung Đông, tổ chức ngày 4/10, các đại biểu đại diện các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã trao đổi, thu thập thông tin, tìm cơ hội đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại mà các nước khu vực châu Phi -Trung Đông đang có nhu cầu đầu tư.
Theo đánh giá của Vụ thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á thuộc Bộ Công Thương, châu Phi và Trung Đông là một trong những thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam; trong đó có những mặt hàng của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên đang xuất khẩu mạnh như càphê; cao su, sản phẩm từ cao su; gỗ và sản phẩm từ gỗ; hạt tiêu; sản phẩm hóa chất; chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo; hàng hải sản; sản phẩm dệt may; gốm sứ; hàng nông sản.
Đây là một trong những thị trường truyền thống và ngày càng phát triển nhanh, nhờ đó hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tại các nước trong khu vực này có nhiều thay đổi lớn, chuyển dịch khả quan về thị trường và cán cân thương mại.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên còn ngần ngại về tình hình hiện đang bất ổn tại một số nước ở khu vực này cũng như hiệu quả bền vững khi đầu tư.
Các đại biểu cho rằng, các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên có đủ khả năng mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên cũng cần có sự giúp đỡ của các bộ, ngành liên quan, tạo điều kiện tìm hiểu, thâm nhập thị trường các nước để mở rộng đầu tư, kinh doanh có hiệu quả.
Ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng vụ thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á nhận định rằng việc cạnh tranh để thâm nhập và triển khai thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đối với thị trường các nước trong khu vực này còn gặp một số khó khăn, khiến một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, hoặc ngưng hoạt động….
Tuy nhiên, nếu nắm vững được những thông tin cần thiết của thị trường khu vực; những chính sách ưu đãi, cơ hội và thách thức của thị trường; những quy tắc ứng xử; cách thức giảm thiểu rủi ro trong xuất nhập khẩu…, chắc chắn cộng đồng doanh nghiệp sẽ tạo ra được niềm tin, không gian kinh doanh để phát triển sản xuất kinh doanh./.
Theo đánh giá của Vụ thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á thuộc Bộ Công Thương, châu Phi và Trung Đông là một trong những thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam; trong đó có những mặt hàng của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên đang xuất khẩu mạnh như càphê; cao su, sản phẩm từ cao su; gỗ và sản phẩm từ gỗ; hạt tiêu; sản phẩm hóa chất; chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo; hàng hải sản; sản phẩm dệt may; gốm sứ; hàng nông sản.
Đây là một trong những thị trường truyền thống và ngày càng phát triển nhanh, nhờ đó hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tại các nước trong khu vực này có nhiều thay đổi lớn, chuyển dịch khả quan về thị trường và cán cân thương mại.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên còn ngần ngại về tình hình hiện đang bất ổn tại một số nước ở khu vực này cũng như hiệu quả bền vững khi đầu tư.
Các đại biểu cho rằng, các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên có đủ khả năng mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên cũng cần có sự giúp đỡ của các bộ, ngành liên quan, tạo điều kiện tìm hiểu, thâm nhập thị trường các nước để mở rộng đầu tư, kinh doanh có hiệu quả.
Ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng vụ thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á nhận định rằng việc cạnh tranh để thâm nhập và triển khai thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đối với thị trường các nước trong khu vực này còn gặp một số khó khăn, khiến một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, hoặc ngưng hoạt động….
Tuy nhiên, nếu nắm vững được những thông tin cần thiết của thị trường khu vực; những chính sách ưu đãi, cơ hội và thách thức của thị trường; những quy tắc ứng xử; cách thức giảm thiểu rủi ro trong xuất nhập khẩu…, chắc chắn cộng đồng doanh nghiệp sẽ tạo ra được niềm tin, không gian kinh doanh để phát triển sản xuất kinh doanh./.
Công Thử (TTXVN)