Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Vienna (Áo) vừa phát hiện nguyên nhân chủ yếu gây ung thư hạch bạch huyết chính là do sự liên kết bất bình thường của nhiễm sắc thể.
Trong báo cáo, các nhà khoa học cho biết sự liên kết bất bình thường của nhiễm sắc thể đã kích hoạt số lượng lớn bạch huyết bào kinaza tự ghép (anaplastic lymphoma kinase ALK) khiến cho bạch huyết bào gia tăng và suy thoái, cuối cùng hình thành bạch huyết bào ác tính.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện trong những đối tượng nghiên cứu mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết có gần 1/2 đối tượng thiếu hụt bạch huyết bào kinaza tự ghép và vai trò của nó được thay bằng microRNA-155.
Trong khi đó microRNA-155 phát huy vai trò quan trọng trong tế bào ung thư, thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào ung thư hạch bạch huyết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những bệnh nhân thiếu hụt bạch huyết bào kinaza tự ghép, hàm lượng microRNA-155 cao gấp 10 lần người bình thường.
Điều này có thể là một nguyên nhân chủ yếu khác gây ra các khối u. Vì thế việc tìm ra biện pháp ngăn chặn sự sinh trưởng của microRNA-155 có ý nghĩa quan trọng trong việc gây ức chế ung thư hạch bạch huyết.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện thêm microRNA-101 cũng có thể gây ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư. Phát hiện này đã mở ra phương hướng mới trong nghiên cứu điều trị ung thư hạch bạch huyết./.
Trong báo cáo, các nhà khoa học cho biết sự liên kết bất bình thường của nhiễm sắc thể đã kích hoạt số lượng lớn bạch huyết bào kinaza tự ghép (anaplastic lymphoma kinase ALK) khiến cho bạch huyết bào gia tăng và suy thoái, cuối cùng hình thành bạch huyết bào ác tính.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện trong những đối tượng nghiên cứu mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết có gần 1/2 đối tượng thiếu hụt bạch huyết bào kinaza tự ghép và vai trò của nó được thay bằng microRNA-155.
Trong khi đó microRNA-155 phát huy vai trò quan trọng trong tế bào ung thư, thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào ung thư hạch bạch huyết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những bệnh nhân thiếu hụt bạch huyết bào kinaza tự ghép, hàm lượng microRNA-155 cao gấp 10 lần người bình thường.
Điều này có thể là một nguyên nhân chủ yếu khác gây ra các khối u. Vì thế việc tìm ra biện pháp ngăn chặn sự sinh trưởng của microRNA-155 có ý nghĩa quan trọng trong việc gây ức chế ung thư hạch bạch huyết.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện thêm microRNA-101 cũng có thể gây ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư. Phát hiện này đã mở ra phương hướng mới trong nghiên cứu điều trị ung thư hạch bạch huyết./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)