Trái với diễn biến đi xuống tại thị trường Mỹ trong phiên trước, giá dầu châu Á bất ngờ bật tăng trong phiên giao dịch ngày 24/10, sau khi Ngân hàng HSBC (Anh) vừa công bố kết quả khá tích cực của cuộc khảo sát ngành chế tạo của Trung Quốc, khiến mối lo vốn thường trực của giới đầu tư trong thời gian qua về đà giảm tốc mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phần nào lắng dịu.
Bên cạnh đó, những kỳ vọng vào kết quả cuộc họp chính sách mới nhất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), cũng như các số liệu về thị trường nhà đất tại nước này, dự kiến được công bố cuối ngày, cũng góp phần giúp thị trường năng lượng châu Á khởi sắc.
Đóng cửa phiên này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2012 tăng 77 xu, lên 87,44 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 70 xu, đóng cửa ở mức 108,95 USD/thùng.
Mặc dù mùa công bố lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp Mỹ đã bắt đầu và không thu được những kết quả khả quan, khi mà nhiều tên tuổi lớn như Google, IBM và McDonald's đều cho thấy các số liệu kinh doanh yếu kém trong quý vừa qua, song giá dầu tại thị trường châu Á đã đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch 24/10, sau khi HSBC công bố kết quả khảo sát mới nhất cho hay chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc trong tháng 10/2012 đã tăng lên 49,1- mức cao nhất trong vòng ba tháng qua.
Chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 10 vẫn nằm dưới ngưỡng 50, cho thấy ngành chế tạo của nước này vẫn đang có xu hướng giảm, dù con số trên đã cải thiện đáng kể so với mức tương ứng 47,9 của tháng trước đó.
Kể từ tháng 6/2012 tới nay, Chính phủ Trung Quốc đã hai lần cắt giảm lãi suất chủ chốt, đồng thời tìm cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư của các công ty quốc doanh và chi tiêu mạnh tay hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Natalie Rampono , chuyên gia phân tích hàng hóa thuộc Ngân hàng ANZ tại Melbourne (Australia), nhận định: “Rất nhiều nhà đầu tư đang dồn sự chú ý vào các số liệu kinh tế của Trung Quốc, hiện đang vẫn còn trái chiều. Họ thận trọng chờ xem liệu các biện pháp kích thích kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc thực hiện trong vài tháng qua có thể cải thiện tình hình khó khăn hiện tại hay không.”
Ngoài ra, thị trường còn đang trông đợi vào kết quả tích cực của cuộc họp chính sách của FED, cùng với các số liệu về thị trường nhà đất tháng 10/2012 của nước này, được công bố vào cuối ngày 24/10, nhằm giảm bớt áp lực từ báo cáo lợi nhuận kém vui của các doanh nghiệp trong quý 3 vừa qua và tìm kiếm động lực đầu tư.
Tuy nhiên, DBS Group Research cảnh báo rằng các số liệu về thị trường nhà đất của Mỹ có thể sẽ không đủ mạnh để giúp giới đầu tư quên đi một thực tế nghiệt ngã là nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang phải vật lộn để tìm lại quỹ đạo tăng trưởng.
Đêm trước (23/10), giá dầu tại Mỹ tiếp tục sụt giảm đáng kể, theo chân xu hướng ảm đạm chung của các thị trường hàng hóa toàn cầu, đánh dấu phiên đi xuống thứ ba liên tiếp, sau khi một loạt doanh nghiệp Mỹ công bố báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng trong quý 3/2012, khiến mối lo ngại về tình hình suy yếu của nền kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng.
Thêm vào đó, giới đầu tư còn tỏ ra bất an hơn trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, ngay sau khi Ngân hàng trung ương nước này công bố các số liệu cho thấy nền kinh tế đã "sẵn sàng" bước vào năm thứ hai suy thoái.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2012 giảm 1,98 USD, xuống 86,67 USD/thùng, đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 12/7. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 1,19 USD, đóng cửa ở mức 108,25 USD/thùng.
Fawad Razaqzada , chuyên gia phân tích tại GFT Markets, cho biết: “Những quan ngại về sự suy giảm kinh tế toàn cầu luôn ám ảnh các nhà đầu tư. Đó là lý do chính khiến giá các tài sản rủi ro , bao gồm cả dầu thô, đang rơi tự do. Tâm lý lo ngại này còn được thúc đẩy bởi báo cáo lợi nhuận yếu kém của nhiều doanh nghiệp Mỹ trong quý III/2012, cũng như các số liệu kinh tế tiêu cực từ Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).”
Trong khi đó , thị trường vẫn đang thận trọng theo dõi tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ , với hy vọng mong manh rằng Liên hợp quốc sẽ đưa ra lệnh ngừng bắn tại Syria trong bốn ngày nghỉ lễ Hồi giáo Eid al- Adha , bắt đầu từ ngày 26/10 tới./.
Bên cạnh đó, những kỳ vọng vào kết quả cuộc họp chính sách mới nhất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), cũng như các số liệu về thị trường nhà đất tại nước này, dự kiến được công bố cuối ngày, cũng góp phần giúp thị trường năng lượng châu Á khởi sắc.
Đóng cửa phiên này tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2012 tăng 77 xu, lên 87,44 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 70 xu, đóng cửa ở mức 108,95 USD/thùng.
Mặc dù mùa công bố lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp Mỹ đã bắt đầu và không thu được những kết quả khả quan, khi mà nhiều tên tuổi lớn như Google, IBM và McDonald's đều cho thấy các số liệu kinh doanh yếu kém trong quý vừa qua, song giá dầu tại thị trường châu Á đã đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch 24/10, sau khi HSBC công bố kết quả khảo sát mới nhất cho hay chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc trong tháng 10/2012 đã tăng lên 49,1- mức cao nhất trong vòng ba tháng qua.
Chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 10 vẫn nằm dưới ngưỡng 50, cho thấy ngành chế tạo của nước này vẫn đang có xu hướng giảm, dù con số trên đã cải thiện đáng kể so với mức tương ứng 47,9 của tháng trước đó.
Kể từ tháng 6/2012 tới nay, Chính phủ Trung Quốc đã hai lần cắt giảm lãi suất chủ chốt, đồng thời tìm cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư của các công ty quốc doanh và chi tiêu mạnh tay hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Natalie Rampono , chuyên gia phân tích hàng hóa thuộc Ngân hàng ANZ tại Melbourne (Australia), nhận định: “Rất nhiều nhà đầu tư đang dồn sự chú ý vào các số liệu kinh tế của Trung Quốc, hiện đang vẫn còn trái chiều. Họ thận trọng chờ xem liệu các biện pháp kích thích kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc thực hiện trong vài tháng qua có thể cải thiện tình hình khó khăn hiện tại hay không.”
Ngoài ra, thị trường còn đang trông đợi vào kết quả tích cực của cuộc họp chính sách của FED, cùng với các số liệu về thị trường nhà đất tháng 10/2012 của nước này, được công bố vào cuối ngày 24/10, nhằm giảm bớt áp lực từ báo cáo lợi nhuận kém vui của các doanh nghiệp trong quý 3 vừa qua và tìm kiếm động lực đầu tư.
Tuy nhiên, DBS Group Research cảnh báo rằng các số liệu về thị trường nhà đất của Mỹ có thể sẽ không đủ mạnh để giúp giới đầu tư quên đi một thực tế nghiệt ngã là nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang phải vật lộn để tìm lại quỹ đạo tăng trưởng.
Đêm trước (23/10), giá dầu tại Mỹ tiếp tục sụt giảm đáng kể, theo chân xu hướng ảm đạm chung của các thị trường hàng hóa toàn cầu, đánh dấu phiên đi xuống thứ ba liên tiếp, sau khi một loạt doanh nghiệp Mỹ công bố báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng trong quý 3/2012, khiến mối lo ngại về tình hình suy yếu của nền kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng.
Thêm vào đó, giới đầu tư còn tỏ ra bất an hơn trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, ngay sau khi Ngân hàng trung ương nước này công bố các số liệu cho thấy nền kinh tế đã "sẵn sàng" bước vào năm thứ hai suy thoái.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12/2012 giảm 1,98 USD, xuống 86,67 USD/thùng, đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 12/7. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 1,19 USD, đóng cửa ở mức 108,25 USD/thùng.
Fawad Razaqzada , chuyên gia phân tích tại GFT Markets, cho biết: “Những quan ngại về sự suy giảm kinh tế toàn cầu luôn ám ảnh các nhà đầu tư. Đó là lý do chính khiến giá các tài sản rủi ro , bao gồm cả dầu thô, đang rơi tự do. Tâm lý lo ngại này còn được thúc đẩy bởi báo cáo lợi nhuận yếu kém của nhiều doanh nghiệp Mỹ trong quý III/2012, cũng như các số liệu kinh tế tiêu cực từ Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).”
Trong khi đó , thị trường vẫn đang thận trọng theo dõi tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ , với hy vọng mong manh rằng Liên hợp quốc sẽ đưa ra lệnh ngừng bắn tại Syria trong bốn ngày nghỉ lễ Hồi giáo Eid al- Adha , bắt đầu từ ngày 26/10 tới./.
Minh Trang (TTXVN)