Ngày 28/6, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyết định công bố hết dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn; mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, mua bán lợn, sản phẩm từ lợn và thức ăn chăn nuôi ở địa phương được trở lại hoạt động bình thường.
Trước đó, ngày 18/4, tỉnh Bắc Ninh đã công bố dịch lợn tai xanh khi phát hiện một ổ dịch gồm 40 con lợn mắc bệnh trong tổng đàn gần 130 con tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài.
Sau đó, dịch đã nhanh chóng lan ra 8/8 huyện, thị trấn, thành phố trong toàn tỉnh, làm hơn 50.000 con lợn bị nhiễm bệnh, phải tiêu hủy hơn 17.000 con, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Trước tình hình dịch bệnh cấp bách, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh đã yêu cầu các hộ chăn nuôi lợn thực hiện cam kết không bán chạy, không giết mổ, mua bán, vận chuyển lợn ốm, thực hiện tiêu hủy lợn chết theo đúng quy trình; các hộ buôn bán giết mổ lợn không mua bán, vận chuyển giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn.
Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán lợn mắc bệnh ra ngoài vùng dịch; cấp đủ hóa chất cho các xã, thị trấn phun thuốc tiêu độc khử trùng; theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch, không để bệnh phát tán, lây lan
Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp khôi phục đàn lợn giống và nghề chăn nuôi lợn trong tỉnh; đồng thời đẩy mạnh truyên truyền, vận động nông dân tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin phòng bệnh cho đàn lợn, đặc biệt là vắcxin phòng bệnh tai xanh./.
Trước đó, ngày 18/4, tỉnh Bắc Ninh đã công bố dịch lợn tai xanh khi phát hiện một ổ dịch gồm 40 con lợn mắc bệnh trong tổng đàn gần 130 con tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài.
Sau đó, dịch đã nhanh chóng lan ra 8/8 huyện, thị trấn, thành phố trong toàn tỉnh, làm hơn 50.000 con lợn bị nhiễm bệnh, phải tiêu hủy hơn 17.000 con, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Trước tình hình dịch bệnh cấp bách, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh đã yêu cầu các hộ chăn nuôi lợn thực hiện cam kết không bán chạy, không giết mổ, mua bán, vận chuyển lợn ốm, thực hiện tiêu hủy lợn chết theo đúng quy trình; các hộ buôn bán giết mổ lợn không mua bán, vận chuyển giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn.
Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán lợn mắc bệnh ra ngoài vùng dịch; cấp đủ hóa chất cho các xã, thị trấn phun thuốc tiêu độc khử trùng; theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch, không để bệnh phát tán, lây lan
Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp khôi phục đàn lợn giống và nghề chăn nuôi lợn trong tỉnh; đồng thời đẩy mạnh truyên truyền, vận động nông dân tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin phòng bệnh cho đàn lợn, đặc biệt là vắcxin phòng bệnh tai xanh./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)