Tờ China Daily ngày 3/9, cho biết chính quyền tỉnh Hồ Nam suốt năm tháng qua đã cố tình che giấu thông tin về dầu ăn chứa chất độc hại, mang tên “dầu hoa trà” (Camellia oil).
Viện lý do “duy trì ổn định xã hội,” chính quyền Hồ Nam đã không báo tin cho dân chúng biết đã ra lệnh thu hồi loại dầu ăn trên, được chế biến từ một loại quả có vị giống như dầu ôliu, nhưng chưa chất benzoatepyrene với hàm lượng cao, có thể gây ung thư.
Trong số 42 tấn "dầu hoa trà,” do công ty Dầu hoa trà Kim Hạo Hồ Nam sản xuất từ tháng 12 năm ngoái đến tháng Ba vừa qua, mới chỉ có 11 tấn được thu hồi một cách âm thầm, một phần bị chặn lại, song vẫn còn chín tấn bị mất tích.
Sau khi sự việc bị bại lộ, cách đây vài ngày, công ty trên đã chính thức xin lỗi khách hàng, mặc dù mới hồi tháng trước, chính công ty này đã khẳng định sản phẩm của họ có chất lượng tốt, và Cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm Hồ Nam cũng khẳng định sản phẩm này không có vấn đề.
Tuy nhiên, trước những tin đồn trên mạng Internet về hàm lượng chất gây ung thư, chính quyền và công ty đã buộc phải thừa nhận.
Trong một thông tin có liên quan, trước đó, báo Pháp Luật (Trung Quốc) trong bản tin ngày 1/9, đã tố giác Công ty sữa Yashily, cơ sở chế biến sữa hàng đầu Trung Quốc, đã chế biến sữa chứa chất melamine đang chờ được phá hủy, thành sữa mới, dán nhãn hiệu mới và tung ra thị trường.
Có ít nhất 30 tấn sữa độc từ những kho chứa hàng tịch thu được chuyển đến Sơn Tây để tái tạo nhãn hiệu./.
Viện lý do “duy trì ổn định xã hội,” chính quyền Hồ Nam đã không báo tin cho dân chúng biết đã ra lệnh thu hồi loại dầu ăn trên, được chế biến từ một loại quả có vị giống như dầu ôliu, nhưng chưa chất benzoatepyrene với hàm lượng cao, có thể gây ung thư.
Trong số 42 tấn "dầu hoa trà,” do công ty Dầu hoa trà Kim Hạo Hồ Nam sản xuất từ tháng 12 năm ngoái đến tháng Ba vừa qua, mới chỉ có 11 tấn được thu hồi một cách âm thầm, một phần bị chặn lại, song vẫn còn chín tấn bị mất tích.
Sau khi sự việc bị bại lộ, cách đây vài ngày, công ty trên đã chính thức xin lỗi khách hàng, mặc dù mới hồi tháng trước, chính công ty này đã khẳng định sản phẩm của họ có chất lượng tốt, và Cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm Hồ Nam cũng khẳng định sản phẩm này không có vấn đề.
Tuy nhiên, trước những tin đồn trên mạng Internet về hàm lượng chất gây ung thư, chính quyền và công ty đã buộc phải thừa nhận.
Trong một thông tin có liên quan, trước đó, báo Pháp Luật (Trung Quốc) trong bản tin ngày 1/9, đã tố giác Công ty sữa Yashily, cơ sở chế biến sữa hàng đầu Trung Quốc, đã chế biến sữa chứa chất melamine đang chờ được phá hủy, thành sữa mới, dán nhãn hiệu mới và tung ra thị trường.
Có ít nhất 30 tấn sữa độc từ những kho chứa hàng tịch thu được chuyển đến Sơn Tây để tái tạo nhãn hiệu./.
(TTXVN/Vietnam+)