Tỉnh Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn, phát triển giống gà H’Mông - giống gà bản địa, là nguồn gen quý hiếm, có ý nghĩa trong việc lai tạo ra các giống gà thương phẩm có giá trị kinh tế cao.
Huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Nghĩa Đàn là những địa phương có giống gà H’mông đặc sản. Biện pháp đầu tiên mà chính quyền địa phương thực hiện là khuyến khích người dân mở rộng mô hình chăn nuôi tại hộ gia đình hoặc tại các trang trại được bố trí trong rừng. Đây là biện pháp chăn nuôi hạn chế lây lan dịch bệnh với các loại gia cầm khác, cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời bảo tồn được nguồn gen.
Ngoài sự hỗ trợ từ Dự án phát triển nông thôn miền Tây Nghệ An VE028, các địa phương cũng kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án phát triển vào việc bảo tồn, phát triển giống gà H’mông trở thành phát triển hàng hóa. Song song đó là chính sách hỗ trợ người dân về vốn, giống, kỹ thuật, thức ăn ban đầu và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản.
Được các dự án hỗ trợ, thời gian qua, hơn 20 xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, người dân đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi gà H’Mông có giá trị kinh tế cao.
Để chủ động được con giống, giảm chi phí đầu tư sản xuất, các địa phương đã quy hoạch vùng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, lai tạo cung cấp giống cho người dân. Được tập huấn về kỹ thuật, các hộ gia đình tự nhân giống bằng phương pháp chọn con đực khỏe mạnh để phối với con cái, ấp trong các sọt xung quanh nhà, xung quanh chuồng.
Thời gian tới, Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức nghiên cứu biên soạn các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn giống tốt để phát triển đàn gà H’Mông. Trong chiến lược phát triển du lịch miền Tây, tỉnh cũng chú trọng phát triển du lịch sinh thái kết hợp với ẩm thực và các món ăn bản địa chế biến từ gà H’Mông đặc sản.
Điểm khác biệt của gà H’Mông so với các giống gà khác là thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, phủ tạng đen, đặc biệt là lượng mỡ rất ít, thịt dai, chắc, thơm. Hàm lượng đạm khá cao so với các giống khác. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người H’Mông cũng dùng giống gà này để chữa bệnh, nấu cao.
Gà H’Mông thích nghi với môi trường vùng cao, khí hậu mát mẻ, chịu rét hơn so với các giống gà khác; cao 20-25 cm, dài 30-40 cm và màu lông rất sặc sỡ. Tuy nhiên, màu phổ biến là 3 loại hoa mơ, đen và trắng.
Theo Viện chăn nuôi quốc gia, gà H’Mông có thể trọng trung bình, tốc độ lớn nhanh hơn gà ri, đặc biệt trong điều kiện được chăm sóc tốt. Lúc trưởng thành, con trống nặng 2,2-2,5 kg/con, con mái nặng 1,6-2,0 kg/con. Khả năng sản xuất thịt ở con gà H’Mông 10 tuần tuổi xấp xỉ các giống gà nội địa khác./.
Huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Nghĩa Đàn là những địa phương có giống gà H’mông đặc sản. Biện pháp đầu tiên mà chính quyền địa phương thực hiện là khuyến khích người dân mở rộng mô hình chăn nuôi tại hộ gia đình hoặc tại các trang trại được bố trí trong rừng. Đây là biện pháp chăn nuôi hạn chế lây lan dịch bệnh với các loại gia cầm khác, cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời bảo tồn được nguồn gen.
Ngoài sự hỗ trợ từ Dự án phát triển nông thôn miền Tây Nghệ An VE028, các địa phương cũng kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án phát triển vào việc bảo tồn, phát triển giống gà H’mông trở thành phát triển hàng hóa. Song song đó là chính sách hỗ trợ người dân về vốn, giống, kỹ thuật, thức ăn ban đầu và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản.
Được các dự án hỗ trợ, thời gian qua, hơn 20 xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, người dân đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi gà H’Mông có giá trị kinh tế cao.
Để chủ động được con giống, giảm chi phí đầu tư sản xuất, các địa phương đã quy hoạch vùng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, lai tạo cung cấp giống cho người dân. Được tập huấn về kỹ thuật, các hộ gia đình tự nhân giống bằng phương pháp chọn con đực khỏe mạnh để phối với con cái, ấp trong các sọt xung quanh nhà, xung quanh chuồng.
Thời gian tới, Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức nghiên cứu biên soạn các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn giống tốt để phát triển đàn gà H’Mông. Trong chiến lược phát triển du lịch miền Tây, tỉnh cũng chú trọng phát triển du lịch sinh thái kết hợp với ẩm thực và các món ăn bản địa chế biến từ gà H’Mông đặc sản.
Điểm khác biệt của gà H’Mông so với các giống gà khác là thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, phủ tạng đen, đặc biệt là lượng mỡ rất ít, thịt dai, chắc, thơm. Hàm lượng đạm khá cao so với các giống khác. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người H’Mông cũng dùng giống gà này để chữa bệnh, nấu cao.
Gà H’Mông thích nghi với môi trường vùng cao, khí hậu mát mẻ, chịu rét hơn so với các giống gà khác; cao 20-25 cm, dài 30-40 cm và màu lông rất sặc sỡ. Tuy nhiên, màu phổ biến là 3 loại hoa mơ, đen và trắng.
Theo Viện chăn nuôi quốc gia, gà H’Mông có thể trọng trung bình, tốc độ lớn nhanh hơn gà ri, đặc biệt trong điều kiện được chăm sóc tốt. Lúc trưởng thành, con trống nặng 2,2-2,5 kg/con, con mái nặng 1,6-2,0 kg/con. Khả năng sản xuất thịt ở con gà H’Mông 10 tuần tuổi xấp xỉ các giống gà nội địa khác./.
Bích Huệ (TTXVN/Vietnam+)