Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, tỉnh này vừa tiếp nhận Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên-Huế" giai đoạn kéo dài, do Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, với tổng nguồn vốn là 495.793 USD (tương đương 10,318 tỷ đồng).
Dự án nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện sống của người dân phụ thuộc vào hệ đầm phá, thông qua việc tăng cường quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thủy sinh vật; ứng dụng các công nghệ khảo sát và phương pháp tự động trong phát hiện các thông số môi trường, để thực hiện quan trắc môi trường và mô hình thủy học đầm phá; nuôi tôm và loài hai mảnh phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ an toàn môi trường; hợp lý hóa sản xuất thủy sản.
Dự án còn thực hiện thí điểm "Tam nông" ở Thừa Thiên - Huế, gồm: Phát triển và tăng cường các hoạt động tạo thu nhập ngoài ngành thủy sản và nông nghiệp (sản xuất hàng hóa và du lịch nông thôn); quy hoạch đầm Sam Chuồn (huyện Phú Vang); tiếp tục hỗ trợ đồng quản lý cho các xã đã được dự án hỗ trợ.
Với diện tích trên 22.000ha mặt nước, hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trải dài qua 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc). Đây là vùng đất ngập mặn lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có hệ sinh thái đa dạng phong phú, là nơi sinh tồn của hàng ngàn loài thủy sinh có giá trị kinh tế. Trong vùng hiện có khoảng 350.000 người sinh sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc vào nguồn lợi đầm phá.
Bảo vệ nguồn lợi trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nghìn ngư dân nuôi trồng khai thác thủy sản ổn định trên đầm phá, góp phần đưa kinh tế biển-đầm phá của Thừa Thiên-Huế ngày càng phát triển một cách bền vững…
Chính vì vậy, trong hai năm qua, ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đề xuất thiết lập những khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng. Từ khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, Vinh Phú (Phú Vang) diện tích 23,6ha ra đời năm 2009, đến nay đã có thêm 5 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích hơn 160ha trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Đó là khu bảo vệ thủy sản Cồn Cát, xã Điền Hải (Phong Điền) diện tích 17,7ha; khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi, xã Phú Diên (Phú Vang) 30,4ha; khu bảo vệ thủy sản Đập Tây-Chùa Ma, xã Vinh Giang (Phú Lộc) với diện tích 35ha; khu bảo vệ thủy sản Vũng Mệ, Quảng Lợi (Quảng Điền) 40ha; khu bảo vệ thủy sản Núi Quện, Lộc Bình (Phú Lộc) 40ha. Hiện nay tỉnh chuẩn bị thành lập thêm các khu bảo vệ thủy sản Cồn Sáo, Hương Phong (Hương Trà) 16ha và khu Gành Lăng, Lộc Bình (Phú Lộc) 15ha.
Tại các khu vực này, tỉnh Thừa Thiên-Huế cấm tuyệt đối khai thác thủy sản dưới mọi hình thức và giao cho cộng đồng bảo vệ quản lý trên cơ sở tài trợ kinh phí của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước thông qua Hội Nghề cá tỉnh. Những khu bảo vệ thủy sản tuy ra đời trong thời gian ngắn đã mang lại hiệu quả, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, khoanh vùng bảo vệ thủy sản, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.../.
Dự án nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện sống của người dân phụ thuộc vào hệ đầm phá, thông qua việc tăng cường quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thủy sinh vật; ứng dụng các công nghệ khảo sát và phương pháp tự động trong phát hiện các thông số môi trường, để thực hiện quan trắc môi trường và mô hình thủy học đầm phá; nuôi tôm và loài hai mảnh phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ an toàn môi trường; hợp lý hóa sản xuất thủy sản.
Dự án còn thực hiện thí điểm "Tam nông" ở Thừa Thiên - Huế, gồm: Phát triển và tăng cường các hoạt động tạo thu nhập ngoài ngành thủy sản và nông nghiệp (sản xuất hàng hóa và du lịch nông thôn); quy hoạch đầm Sam Chuồn (huyện Phú Vang); tiếp tục hỗ trợ đồng quản lý cho các xã đã được dự án hỗ trợ.
Với diện tích trên 22.000ha mặt nước, hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trải dài qua 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc). Đây là vùng đất ngập mặn lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có hệ sinh thái đa dạng phong phú, là nơi sinh tồn của hàng ngàn loài thủy sinh có giá trị kinh tế. Trong vùng hiện có khoảng 350.000 người sinh sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc vào nguồn lợi đầm phá.
Bảo vệ nguồn lợi trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nghìn ngư dân nuôi trồng khai thác thủy sản ổn định trên đầm phá, góp phần đưa kinh tế biển-đầm phá của Thừa Thiên-Huế ngày càng phát triển một cách bền vững…
Chính vì vậy, trong hai năm qua, ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đề xuất thiết lập những khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng. Từ khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, Vinh Phú (Phú Vang) diện tích 23,6ha ra đời năm 2009, đến nay đã có thêm 5 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích hơn 160ha trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Đó là khu bảo vệ thủy sản Cồn Cát, xã Điền Hải (Phong Điền) diện tích 17,7ha; khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi, xã Phú Diên (Phú Vang) 30,4ha; khu bảo vệ thủy sản Đập Tây-Chùa Ma, xã Vinh Giang (Phú Lộc) với diện tích 35ha; khu bảo vệ thủy sản Vũng Mệ, Quảng Lợi (Quảng Điền) 40ha; khu bảo vệ thủy sản Núi Quện, Lộc Bình (Phú Lộc) 40ha. Hiện nay tỉnh chuẩn bị thành lập thêm các khu bảo vệ thủy sản Cồn Sáo, Hương Phong (Hương Trà) 16ha và khu Gành Lăng, Lộc Bình (Phú Lộc) 15ha.
Tại các khu vực này, tỉnh Thừa Thiên-Huế cấm tuyệt đối khai thác thủy sản dưới mọi hình thức và giao cho cộng đồng bảo vệ quản lý trên cơ sở tài trợ kinh phí của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước thông qua Hội Nghề cá tỉnh. Những khu bảo vệ thủy sản tuy ra đời trong thời gian ngắn đã mang lại hiệu quả, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, khoanh vùng bảo vệ thủy sản, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)