Ngày 26/6, Tòa án hành chính tại Ai Cập đã ban hành quyết định đình chỉ một sắc lệnh của Bộ Tư pháp ban hành trước đó cho phép quân đội bắt giữ dân thường. Quyết định được đưa ra sau khi tòa xem xét đơn kiện của các nhà hoạt động chính trị đối với sắc lệnh gây tranh cãi này.
Sắc lệnh do Bộ Tư pháp Ai Cập ban hành vào ngày 13/6 trao quyền bắt giữ dân thường cho các lực lượng vũ trang đặc biệt, bao gồm cả quân cảnh và tình báo quân sự. Sắc lệnh có hiệu lực cho đến khi Ai Cập có hiến pháp mới.
Trước đây, quân đội đã có quyền này, song bị tước từ khi lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài nhiều thập kỷ qua được bãi bỏ hôm 31/5. Quyết định của Bộ Tư pháp Ai Cập vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động nhân quyền và chính trị tại quốc gia Bắc Phi này vì cho rằng đó là mưu toan của giới tướng lĩnh muốn khôi phục luật tình trạng khẩn cấp vốn không được dân chúng ủng hộ.
Cùng ngày, một phụ tá thân cận của Tổng thống đắc cử Mohamed Morsi cho biết hiện ông Morsi đang cân nhắc chỉ định một "nhân vật độc lập" giữ chức Thủ tướng Ai Cập. Nguồn tin cũng cho biết hầu hết thành phần nội các mới là các nhà kỹ trị.
Trước đó, vào ngày 25/6, Thủ tướng lâm thời Ai Cập Kamal El Ganzouri đã nộp đơn từ chức sau bảy tháng nắm quyền. Theo quy định của hiến pháp thời kỳ chuyển tiếp tại Ai Cập, chính phủ lâm thời sẽ từ chức sau khi bầu được tổng thống mới. Tuy nhiên, ông Morsi đã đề nghị ông Ganduri tiếp tục giữ cương vị này cho tới khi ông nhậm chức và chỉ định một chính phủ mới.
Hiện một trong những ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông Morsi là khôi phục an ninh và thúc đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ kể từ khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ với nhiều vấn đề nghiêm trọng như thiếu nhiên liệu, giao thông và rác thải. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cam kết sẽ hỗ trợ Ai Cập khôi phục tăng trưởng và giải quyết những khó khăn kinh tế trong nước.
Kể từ năm ngoái, IMF đã cân nhắc cho Chính phủ Ai Cập vay một khoản hỗ trợ trị giá 3,2 tỷ USD nhằm khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu hệ thống tài chính và kinh tế trong nước./.
Sắc lệnh do Bộ Tư pháp Ai Cập ban hành vào ngày 13/6 trao quyền bắt giữ dân thường cho các lực lượng vũ trang đặc biệt, bao gồm cả quân cảnh và tình báo quân sự. Sắc lệnh có hiệu lực cho đến khi Ai Cập có hiến pháp mới.
Trước đây, quân đội đã có quyền này, song bị tước từ khi lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài nhiều thập kỷ qua được bãi bỏ hôm 31/5. Quyết định của Bộ Tư pháp Ai Cập vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động nhân quyền và chính trị tại quốc gia Bắc Phi này vì cho rằng đó là mưu toan của giới tướng lĩnh muốn khôi phục luật tình trạng khẩn cấp vốn không được dân chúng ủng hộ.
Cùng ngày, một phụ tá thân cận của Tổng thống đắc cử Mohamed Morsi cho biết hiện ông Morsi đang cân nhắc chỉ định một "nhân vật độc lập" giữ chức Thủ tướng Ai Cập. Nguồn tin cũng cho biết hầu hết thành phần nội các mới là các nhà kỹ trị.
Trước đó, vào ngày 25/6, Thủ tướng lâm thời Ai Cập Kamal El Ganzouri đã nộp đơn từ chức sau bảy tháng nắm quyền. Theo quy định của hiến pháp thời kỳ chuyển tiếp tại Ai Cập, chính phủ lâm thời sẽ từ chức sau khi bầu được tổng thống mới. Tuy nhiên, ông Morsi đã đề nghị ông Ganduri tiếp tục giữ cương vị này cho tới khi ông nhậm chức và chỉ định một chính phủ mới.
Hiện một trong những ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông Morsi là khôi phục an ninh và thúc đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ kể từ khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ với nhiều vấn đề nghiêm trọng như thiếu nhiên liệu, giao thông và rác thải. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cam kết sẽ hỗ trợ Ai Cập khôi phục tăng trưởng và giải quyết những khó khăn kinh tế trong nước.
Kể từ năm ngoái, IMF đã cân nhắc cho Chính phủ Ai Cập vay một khoản hỗ trợ trị giá 3,2 tỷ USD nhằm khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu hệ thống tài chính và kinh tế trong nước./.
(TTXVN)