Tòa án Tối cao Mỹ đã đồng ý nhận đơn kháng án của một cặp vợ chồng chống lại lệnh trao trả cô con gái 2 tuổi mà họ nuôi từ khi mới đỏ hỏn cho cha đẻ của đứa trẻ, bởi nhân vật này là một thổ dân Mỹ.
Cha đẻ của đứa trẻ, Dusten Brown, nói rằng Luật chăm sóc trẻ em Anh-điêng 1978 (một đạo luật được thiết kế để ngăn chặn việc con cái là thổ dân Mỹ bị tước khỏi tay cha mẹ đẻ) nêu rõ việc họ có quyền nuôi con.
Một tòa án gia đình ở Mỹ đã dựa vào đó để hủy bỏ quyền nhận con nuôi của Matt và Melanie Capobianco hồi tháng 12/2011 và đã chuyển quyền nuôi đứa trẻ cho Brown, sau khi kiểm tra DNA cho thấy anh này đúng là cha của đứa trẻ.
Hồi tháng Bảy vừa qua, Tòa án Tối cao South Carolina cũng ra phán quyết ủng hộ cha đẻ của đứa trẻ và mô tả sự kiện là "một thảm kịch."
Cặp vợ chồng Capobianco đã phản ứng, nói rằng quyết định của tòa "gửi đi một thông điệp lạnh sống lưng cho bất kỳ cặp đôi nào muốn nhận nuôi một đứa bé có gốc thổ dân Mỹ."
Nhà Capobianco đã có bảy lần thử thụ tinh ống nghiệm không thành công trước khi nhận con nuôi. Họ cũng giúp hỗ trợ trả tiền chữa bệnh cho mẹ đẻ của đứa trẻ. Họ gặp mẹ đứa bé này và có mặt khi chị sinh con hồi năm 2009 rồi trở về South Carolina cùng đứa trẻ mới 8 ngày tuổi.
Tòa án Tối cao Mỹ sẽ thụ lý đơn kháng cáo của Capobiancos vào tháng Ba tới và sẽ ra phán quyết cuối cùng trong tháng Sáu./.
Cha đẻ của đứa trẻ, Dusten Brown, nói rằng Luật chăm sóc trẻ em Anh-điêng 1978 (một đạo luật được thiết kế để ngăn chặn việc con cái là thổ dân Mỹ bị tước khỏi tay cha mẹ đẻ) nêu rõ việc họ có quyền nuôi con.
Một tòa án gia đình ở Mỹ đã dựa vào đó để hủy bỏ quyền nhận con nuôi của Matt và Melanie Capobianco hồi tháng 12/2011 và đã chuyển quyền nuôi đứa trẻ cho Brown, sau khi kiểm tra DNA cho thấy anh này đúng là cha của đứa trẻ.
Hồi tháng Bảy vừa qua, Tòa án Tối cao South Carolina cũng ra phán quyết ủng hộ cha đẻ của đứa trẻ và mô tả sự kiện là "một thảm kịch."
Cặp vợ chồng Capobianco đã phản ứng, nói rằng quyết định của tòa "gửi đi một thông điệp lạnh sống lưng cho bất kỳ cặp đôi nào muốn nhận nuôi một đứa bé có gốc thổ dân Mỹ."
Nhà Capobianco đã có bảy lần thử thụ tinh ống nghiệm không thành công trước khi nhận con nuôi. Họ cũng giúp hỗ trợ trả tiền chữa bệnh cho mẹ đẻ của đứa trẻ. Họ gặp mẹ đứa bé này và có mặt khi chị sinh con hồi năm 2009 rồi trở về South Carolina cùng đứa trẻ mới 8 ngày tuổi.
Tòa án Tối cao Mỹ sẽ thụ lý đơn kháng cáo của Capobiancos vào tháng Ba tới và sẽ ra phán quyết cuối cùng trong tháng Sáu./.
Linh Vũ (Vietnam+)