Ngày mai, 12/1/2011, Đại hội Đảng toàn quốc sẽ họp phiên đầu tiên. Hơn 80 triệu người dân Việt Nam đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào một Bộ chính trị mới sẽ chèo lái, tạo bước phát triển mới cho dân tộc, tạo nền vững chắc để đưa nước ta từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp trong năm 2020 như đã tuyên bố với thế giới.
Phóng viên Vietnam+ đã cuộc trao đổi với Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam về những mong mỏi của ông.
- Thưa Giáo sư, Đại hội Đảng đã bắt đầu khai mạc, điều ông mong mỏi nhất từ Đại hội năm nay là gì?
GS Phạm Tất Dong: Đại hội Đảng là một sự kiện quan trọng của đất nước, lại diễn ra trước thềm năm mới, thập kỷ mới, đón tháng Giêng nên những ngày này, tôi thực sự rất phấn khởi. Đi trên các con đường đều thấy cờ phướn, pano, khẩu hiệu hướng về Đại hội.
Tôi kỳ vọng Đại hội Đảng sẽ bầu ra Bộ Chính trị mới hết sức bản lĩnh, sáng suốt, một Tổng bí thư không những giỏi về trí tuệ mà còn kiên cường trong đấu tranh bảo vệ lợi ích cho dân. Thủ tướng phải làm được những việc lớn lao mà dân đang trông đợi. Người phụ trách Quốc hội cũng phải là người rất bản lĩnh.
Từ đội ngũ lãnh đạo đó sẽ có chiến lược phát triển tốt cho đất nước, nhất là trong điều kiện thế giới hiện nay liên tục phát triển, thay đổi, nhiều khi không thể hiểu được nó biến chuyển đến mức độ nào.
Cụ thể hơn, những người làm khoa học lâu năm như tôi hy vọng rằng, sau Đại hội này, Đảng sẽ phát huy được trí tuệ toàn dân, nhất là trong hoàn cảnh điều kiện hiện nay. Phát huy được trí tuệ toàn dân sẽ phát huy được sự sáng tạo của từng người.
Tôi cũng mong mỏi tính dân chủ sẽ được phát huy hơn nữa, mọi người được nói nhiều hơn vào những vấn đề cấp thiết của quốc gia.
- Còn sâu hơn về giáo dục, lĩnh vực mà ông đã có hơn nửa thế kỷ gắn bó?
GS Phạm Tất Dong: Có bộ máy chính phủ tốt thì mới có sự định hướng tốt cho giáo dục. Những ngày qua, chúng ta đã có nhiều đóng góp cho dự thảo văn kiện và tôi thấy những ý kiến ấy đã được tiếp thu. Văn kiện đã thể hiện được trí tuệ và kỳ vọng của dân.
Để đất nước đi lên, cá nhân tôi và nhiều đồng nghiệp mong mỏi chúng ta sẽ thực hiện được tinh thần cải cách, gỡ ra được những vấn đề giáo dục đang vướng.
Tiêu biểu như việc nâng cao chất lượng đào tạo. Thời gian qua, chúng ta phát triển số lượng rất khả quan với hệ thống trường lớp từ mầm non đến đại học. Tuy nhiên, nó chưa tương ứng với chất lượng nên nảy sinh nhiều vấn đề mà dư luận không thống nhất với nhau về nhận định. Ví dụ như việc Đà Nẵng từ chối nhận người có bằng tại chức, người thì bảo Đà Nẵng mạnh bạo, người bảo không đúng luật. Nhưng tôi thì nói rằng do mình đã làm không đúng với chất lượng. Tôi hy vọng giáo duc sẽ có chất lượng hơn, để người đi học yên tâm hơn. Tăng số sinh viên, tôi đồng tình, nhưng phải tăng chất lượng.
Là một người hoạt động khuyến học, tôi cũng hy vọng việc học của người lớn sẽ được chú trọng hơn. Chúng ta mới chú ý đến dạy học cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học mà chưa chú trọng vào việc dạy cho người lớn, nhất là công nhân, nông dân.
Cứ 5 năm một lần, thế giới lại có hội nghị về giáo dục cho người lớn. Thông điệp của họ là giáo dục cho người lớn là cho hiện tại, còn các bậc học là cho tương lai.
Không có công nhân lành nghề, nông nghiệp không được hiện đại hóa thì làm sao công nghiệp hóa đất nước? Hiện chúng ta có khoảng 1 vạn trung tâm học tập cộng đồng, nhưng chỉ 50% trong số này hoạt động có hiệu quả.
Tôi rất phấn khởi khi trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng có nhắc đến “xã hội học tập.” Chỉ có bốn chữ thôi nhưng rất quan trọng, nếu làm được tốt thì công nhân, nông dân sẽ được rất nhiều, họ được nâng cao trình độ, từ đó được cải thiện đời sống.
- Nhưng làm cách nào để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng khi với số lượng hiện tại, chúng ta đã quá sức, ngành giáo dục vẫn bị kêu, thưa ông?
GS Phạm Tất Dong: Hơn 50 năm làm giáo dục, tôi khẳng định rằng làm giáo dục rất khó, là cái mà động tới từng gia đình, là chủ đề trong từng bữa ăn nên ai cũng có thể nói được, nhưng ít ai làm được.
Phải nói một cách công bằng là giáo dục đã làm được rất nhiều nên chúng ta mới có được sự phát triển ngày hôm nay.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉ có sự tham gia của ngành đào tạo mà là của tất cả các bộ phận. Doanh nghiệp có thể đào tạo thêm tay nghề cho công nhân. Để nông dân nuôi cá basa tốt cần sự vào cuộc của cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kỹ thuật, Bộ Công thương tìm đầu ra.
Tôi cho rằng ngành giáo dục nên bình tĩnh hơn. Muốn phát triển nhanh hơn thì phải nhìn lại mình kỹ hơn, không phải cứ thấy chỗ nào không ổn là lại thay đổi luôn. Thay đổi một điểm thì sẽ làm chệch cả hệ thống, thành ra chắp vá mà vẫn lục bục.
Xin cảm ơn ông!./.
Phóng viên Vietnam+ đã cuộc trao đổi với Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam về những mong mỏi của ông.
- Thưa Giáo sư, Đại hội Đảng đã bắt đầu khai mạc, điều ông mong mỏi nhất từ Đại hội năm nay là gì?
GS Phạm Tất Dong: Đại hội Đảng là một sự kiện quan trọng của đất nước, lại diễn ra trước thềm năm mới, thập kỷ mới, đón tháng Giêng nên những ngày này, tôi thực sự rất phấn khởi. Đi trên các con đường đều thấy cờ phướn, pano, khẩu hiệu hướng về Đại hội.
Tôi kỳ vọng Đại hội Đảng sẽ bầu ra Bộ Chính trị mới hết sức bản lĩnh, sáng suốt, một Tổng bí thư không những giỏi về trí tuệ mà còn kiên cường trong đấu tranh bảo vệ lợi ích cho dân. Thủ tướng phải làm được những việc lớn lao mà dân đang trông đợi. Người phụ trách Quốc hội cũng phải là người rất bản lĩnh.
Từ đội ngũ lãnh đạo đó sẽ có chiến lược phát triển tốt cho đất nước, nhất là trong điều kiện thế giới hiện nay liên tục phát triển, thay đổi, nhiều khi không thể hiểu được nó biến chuyển đến mức độ nào.
Cụ thể hơn, những người làm khoa học lâu năm như tôi hy vọng rằng, sau Đại hội này, Đảng sẽ phát huy được trí tuệ toàn dân, nhất là trong hoàn cảnh điều kiện hiện nay. Phát huy được trí tuệ toàn dân sẽ phát huy được sự sáng tạo của từng người.
Tôi cũng mong mỏi tính dân chủ sẽ được phát huy hơn nữa, mọi người được nói nhiều hơn vào những vấn đề cấp thiết của quốc gia.
- Còn sâu hơn về giáo dục, lĩnh vực mà ông đã có hơn nửa thế kỷ gắn bó?
GS Phạm Tất Dong: Có bộ máy chính phủ tốt thì mới có sự định hướng tốt cho giáo dục. Những ngày qua, chúng ta đã có nhiều đóng góp cho dự thảo văn kiện và tôi thấy những ý kiến ấy đã được tiếp thu. Văn kiện đã thể hiện được trí tuệ và kỳ vọng của dân.
Để đất nước đi lên, cá nhân tôi và nhiều đồng nghiệp mong mỏi chúng ta sẽ thực hiện được tinh thần cải cách, gỡ ra được những vấn đề giáo dục đang vướng.
Tiêu biểu như việc nâng cao chất lượng đào tạo. Thời gian qua, chúng ta phát triển số lượng rất khả quan với hệ thống trường lớp từ mầm non đến đại học. Tuy nhiên, nó chưa tương ứng với chất lượng nên nảy sinh nhiều vấn đề mà dư luận không thống nhất với nhau về nhận định. Ví dụ như việc Đà Nẵng từ chối nhận người có bằng tại chức, người thì bảo Đà Nẵng mạnh bạo, người bảo không đúng luật. Nhưng tôi thì nói rằng do mình đã làm không đúng với chất lượng. Tôi hy vọng giáo duc sẽ có chất lượng hơn, để người đi học yên tâm hơn. Tăng số sinh viên, tôi đồng tình, nhưng phải tăng chất lượng.
Là một người hoạt động khuyến học, tôi cũng hy vọng việc học của người lớn sẽ được chú trọng hơn. Chúng ta mới chú ý đến dạy học cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học mà chưa chú trọng vào việc dạy cho người lớn, nhất là công nhân, nông dân.
Cứ 5 năm một lần, thế giới lại có hội nghị về giáo dục cho người lớn. Thông điệp của họ là giáo dục cho người lớn là cho hiện tại, còn các bậc học là cho tương lai.
Không có công nhân lành nghề, nông nghiệp không được hiện đại hóa thì làm sao công nghiệp hóa đất nước? Hiện chúng ta có khoảng 1 vạn trung tâm học tập cộng đồng, nhưng chỉ 50% trong số này hoạt động có hiệu quả.
Tôi rất phấn khởi khi trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng có nhắc đến “xã hội học tập.” Chỉ có bốn chữ thôi nhưng rất quan trọng, nếu làm được tốt thì công nhân, nông dân sẽ được rất nhiều, họ được nâng cao trình độ, từ đó được cải thiện đời sống.
- Nhưng làm cách nào để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng khi với số lượng hiện tại, chúng ta đã quá sức, ngành giáo dục vẫn bị kêu, thưa ông?
GS Phạm Tất Dong: Hơn 50 năm làm giáo dục, tôi khẳng định rằng làm giáo dục rất khó, là cái mà động tới từng gia đình, là chủ đề trong từng bữa ăn nên ai cũng có thể nói được, nhưng ít ai làm được.
Phải nói một cách công bằng là giáo dục đã làm được rất nhiều nên chúng ta mới có được sự phát triển ngày hôm nay.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉ có sự tham gia của ngành đào tạo mà là của tất cả các bộ phận. Doanh nghiệp có thể đào tạo thêm tay nghề cho công nhân. Để nông dân nuôi cá basa tốt cần sự vào cuộc của cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kỹ thuật, Bộ Công thương tìm đầu ra.
Tôi cho rằng ngành giáo dục nên bình tĩnh hơn. Muốn phát triển nhanh hơn thì phải nhìn lại mình kỹ hơn, không phải cứ thấy chỗ nào không ổn là lại thay đổi luôn. Thay đổi một điểm thì sẽ làm chệch cả hệ thống, thành ra chắp vá mà vẫn lục bục.
Xin cảm ơn ông!./.
Phạm Mai (Vietnam+)