Trong chương trình giao lưu-nghệ thuật từ thiện “Nhà báo-Sự kiện và Nhân chứng” lần thứ IV, diễn ra tối 19/6 tại Hà Nội, công chúng đã cùng giao lưu, chia sẻ những ký ức đầy cảm động và lòng say nghề của người làm báo Việt Nam.
Đây cũng là dịp để tôn vinh và tri ân với hơn 400 nhà báo-chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ đã tham dự chương trình.
Giao lưu với nhà văn, nhà báo Minh Chuyên, khán giả có dịp hiểu hơn về một nhà báo hơn 30 năm miệt mài bám sát những vấn đề nóng bỏng của đất nước, đặc biệt là đề tài hậu chiến tranh và nỗi đau da cam.
Ông đã có nhiều tác phẩm gây chấn động dư luận trong và ngoài nước như “Thủ tục làm người còn sống,” “Chiếc cũi trần gian,” “Người lang thang không cô đơn,” “Cha con người lính,” “Linh hồn Việt cộng.”
Ông cho rằng đã là người làm báo thì phải luôn vững vàng trước những khó khăn, sóng gió. Tuy đã nghỉ hưu nhưng nhà báo Minh Chuyên vẫn đang cùng các đồng nghiệp thực hiện một bộ phim tài liệu dài 10 tập mang tên “Huyền thoại tàu không số.”
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tặng 60 sổ tiết kiệm (mỗi sổ 5 triệu đồng) cho nạn nhân chất độc da cam; tặng quà trẻ em nạn nhân chất độc da cam làng Hữu Nghị, tặng xe lăn cho 50 thương binh và sẽ xây hai nhà tình nghĩa (mỗi nhà 50 triệu đồng) tặng thân nhân liệt sỹ.
Chương trình do báo Nhà báo & Công luận, báo Lao động & Xã hội, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Công ty Truyền thông Thủ đô phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 86 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2011)./.
Đây cũng là dịp để tôn vinh và tri ân với hơn 400 nhà báo-chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ đã tham dự chương trình.
Giao lưu với nhà văn, nhà báo Minh Chuyên, khán giả có dịp hiểu hơn về một nhà báo hơn 30 năm miệt mài bám sát những vấn đề nóng bỏng của đất nước, đặc biệt là đề tài hậu chiến tranh và nỗi đau da cam.
Ông đã có nhiều tác phẩm gây chấn động dư luận trong và ngoài nước như “Thủ tục làm người còn sống,” “Chiếc cũi trần gian,” “Người lang thang không cô đơn,” “Cha con người lính,” “Linh hồn Việt cộng.”
Ông cho rằng đã là người làm báo thì phải luôn vững vàng trước những khó khăn, sóng gió. Tuy đã nghỉ hưu nhưng nhà báo Minh Chuyên vẫn đang cùng các đồng nghiệp thực hiện một bộ phim tài liệu dài 10 tập mang tên “Huyền thoại tàu không số.”
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tặng 60 sổ tiết kiệm (mỗi sổ 5 triệu đồng) cho nạn nhân chất độc da cam; tặng quà trẻ em nạn nhân chất độc da cam làng Hữu Nghị, tặng xe lăn cho 50 thương binh và sẽ xây hai nhà tình nghĩa (mỗi nhà 50 triệu đồng) tặng thân nhân liệt sỹ.
Chương trình do báo Nhà báo & Công luận, báo Lao động & Xã hội, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Công ty Truyền thông Thủ đô phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 86 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2011)./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)