Ngày 16/12, báo Hà Nội mới đã tổ chức công bố và trao giải cuộc thi viết “Cả nước cùng Thủ đô hướng tới 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội” năm 2010 và tổng kết 10 năm cuộc thi với sự tài trợ của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.
Tác phẩm “Sang chùa” của tác giả Hoàng Việt Hằng với lối viết nhuần nhị, đầy nữ tính, chầm chậm triển khai khiến cho người đọc phải suy ngẫm trong từng câu chữ, đã được Ban giám khảo lựa chọn trao giải nhất của năm 2010.
Ban giám khảo cũng đã trao giải nhì cho hai tác phẩm “Tầm nhìn để lại” của Thạch Bách và “Cây xanh - giá trị không thể thiếu của Hà Nội” của Hoàng Anh-Bảo Lâm.
Ba giải ba thuộc về các tác phẩm “Chị tôi” của Lê Lành; “Thế rồng chầu và những cây cầu rồng bay” của Văn Chinh; “Ghi ta Hà Nội ngày ấy, bây giờ” của Nguyễn Văn Học. Ngoài ra, còn có 15 giải khuyến khích được trao cho các tác phẩm có chất lượng cao.
Khép lại cuộc thi kéo dài 10 năm, nhưng dư âm, sức lan tỏa cũng như dấu ấn của những bài viết vẫn mãi là những dẫn chứng sinh động cho một Hà Nội đa chiều, đa cảm. Đó là sự thâm trầm lắng đọng, là sự sôi động của một Hà Nội đang phát triển với những nỗ lực nội tại. Đọc những trang viết, người đọc có thể cảm nhận được một Hà Nội hào hoa, lịch lãm và đầy quyến rũ với bề dày lịch sử của nghìn năm.
Những tác phẩm tiêu biểu trong năm năm đầu tiên đã được chọn in trong tập sách “Hà Nội những tháng năm đổi mới” và những tác phẩm trong năm năm trở lại đây đã được in trong tuyển tập “Hà Nội - những lát cắt 1.000 năm," do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành./.
Tác phẩm “Sang chùa” của tác giả Hoàng Việt Hằng với lối viết nhuần nhị, đầy nữ tính, chầm chậm triển khai khiến cho người đọc phải suy ngẫm trong từng câu chữ, đã được Ban giám khảo lựa chọn trao giải nhất của năm 2010.
Ban giám khảo cũng đã trao giải nhì cho hai tác phẩm “Tầm nhìn để lại” của Thạch Bách và “Cây xanh - giá trị không thể thiếu của Hà Nội” của Hoàng Anh-Bảo Lâm.
Ba giải ba thuộc về các tác phẩm “Chị tôi” của Lê Lành; “Thế rồng chầu và những cây cầu rồng bay” của Văn Chinh; “Ghi ta Hà Nội ngày ấy, bây giờ” của Nguyễn Văn Học. Ngoài ra, còn có 15 giải khuyến khích được trao cho các tác phẩm có chất lượng cao.
Khép lại cuộc thi kéo dài 10 năm, nhưng dư âm, sức lan tỏa cũng như dấu ấn của những bài viết vẫn mãi là những dẫn chứng sinh động cho một Hà Nội đa chiều, đa cảm. Đó là sự thâm trầm lắng đọng, là sự sôi động của một Hà Nội đang phát triển với những nỗ lực nội tại. Đọc những trang viết, người đọc có thể cảm nhận được một Hà Nội hào hoa, lịch lãm và đầy quyến rũ với bề dày lịch sử của nghìn năm.
Những tác phẩm tiêu biểu trong năm năm đầu tiên đã được chọn in trong tập sách “Hà Nội những tháng năm đổi mới” và những tác phẩm trong năm năm trở lại đây đã được in trong tuyển tập “Hà Nội - những lát cắt 1.000 năm," do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)