Ngày 27/7, Tổng thống lâm thời của Mali, ông Dioncounda Traore đã trở về nước sau hai tháng dưỡng bệnh tại Pháp.
Ông Traore đã phải nhập viện ngày 21/5 vừa qua sau khi bị những người biểu tình xông vào văn phòng và đánh đập để biểu thị sự bất bình trước việc ông được bổ nhiệm tiếp tục lãnh đạo đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp sau đảo chính. Hai ngày sau đó, ông Traore đã lên đường sang Paris, Pháp để kiểm tra sức khỏe và ở lại từ đó cho tới nay.
Phát biểu khi trở về thủ đô Bamako, ông Traore bày tỏ sự vui mừng được trở lại đất nước Mali và cho biết đối với ông, ngày 21/5 "không tồn tại." Dự kiến, Tổng thống lâm thời Traore sẽ có bài phát biểu trước cả nước vào ngày 29/7. Trước đó, khi còn ở Paris, ông cũng đã tuyên bố tha thứ cho tất cả những người đã hành hung ông.
Theo các nhà quan sát, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Tổng thống lâm thời Mali phải đối mặt khi trở về nước là xúc tiến thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc trước ngày 31/7 tới theo đề xuất của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) để bảo đảm thực hiện thành công giai đoạn chuyển tiếp ở nước này. Sau khi chính phủ mới được thành lập, những ưu tiên mà Mali cần giải quyết là giành lại khu vực miền Bắc đã bị các nhóm Hồi giáo cực đoan chiếm giữ và tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ trong cả nước.
Trong khi đó, tình hình nội bộ Mali vẫn có những diễn biến phức tạp. Thủ tướng Cheick Modibo Dierra cùng ngày 27/7 tuyên bố sẽ không từ chức, cho rằng thời hạn thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc nói trên "chỉ là sự thăm dò" và việc thành lập này chỉ có thể được tiến hành sau ngày 31/7.
Một số nhóm chính trị như Mặt trận Liên minh vì Dân chủ và Cộng hòa (FDR)- khối chính trị phản đối nhóm đảo chính- và các nhóm đồng minh đã yêu cầu Thủ tướng Dierra cùng nội các phải từ chức ngay lập tức. Trong khi đó, các phe phái ủng hộ nhóm đảo chính lại cho rằng Thủ tướng Dierra và nội các vẫn phải được duy trì.
Mali rơi vào khủng hoảng trầm trọng kể từ khi các binh sỹ nổi loạn hồi tháng Ba vừa qua, lật đổ Tổng thống Amadou Toumani Toure. Sau cuộc đảo chính, lực lượng phiến quân người Tuareg tìm cách mở rộng kiểm soát miền Bắc Mali và tuyên bố ly khai, áp dụng luật Hồi giáo Shariah ở khu vực này.
Hiện phiến quân đang kiểm soát 2/3 vùng sa mạc phía Bắc Mali, bao gồm các khu vực Gao, Kidal và Timbúctu.
Ngày 8/4, Tổng thống Toure từ chức, mở đường cho nhóm binh sỹ đảo chính chuyển giao quyền lực cho một chính phủ lâm thời với ông Dioncounda Traore làm tổng thống.
Trong nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Mali, các nhà lãnh đạo ECOWAS nhóm họp ngày 7/7 đã kêu gọi Mali cho phép hành động can thiệp quân sự với sự hậu thuẫn của Liên hợp quốc nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực miền Bắc đang bị phiến quân chiếm giữ. Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo này cũng kêu gọi Mali đến ngày 31/7 phải thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc./.
Ông Traore đã phải nhập viện ngày 21/5 vừa qua sau khi bị những người biểu tình xông vào văn phòng và đánh đập để biểu thị sự bất bình trước việc ông được bổ nhiệm tiếp tục lãnh đạo đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp sau đảo chính. Hai ngày sau đó, ông Traore đã lên đường sang Paris, Pháp để kiểm tra sức khỏe và ở lại từ đó cho tới nay.
Phát biểu khi trở về thủ đô Bamako, ông Traore bày tỏ sự vui mừng được trở lại đất nước Mali và cho biết đối với ông, ngày 21/5 "không tồn tại." Dự kiến, Tổng thống lâm thời Traore sẽ có bài phát biểu trước cả nước vào ngày 29/7. Trước đó, khi còn ở Paris, ông cũng đã tuyên bố tha thứ cho tất cả những người đã hành hung ông.
Theo các nhà quan sát, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Tổng thống lâm thời Mali phải đối mặt khi trở về nước là xúc tiến thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc trước ngày 31/7 tới theo đề xuất của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) để bảo đảm thực hiện thành công giai đoạn chuyển tiếp ở nước này. Sau khi chính phủ mới được thành lập, những ưu tiên mà Mali cần giải quyết là giành lại khu vực miền Bắc đã bị các nhóm Hồi giáo cực đoan chiếm giữ và tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ trong cả nước.
Trong khi đó, tình hình nội bộ Mali vẫn có những diễn biến phức tạp. Thủ tướng Cheick Modibo Dierra cùng ngày 27/7 tuyên bố sẽ không từ chức, cho rằng thời hạn thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc nói trên "chỉ là sự thăm dò" và việc thành lập này chỉ có thể được tiến hành sau ngày 31/7.
Một số nhóm chính trị như Mặt trận Liên minh vì Dân chủ và Cộng hòa (FDR)- khối chính trị phản đối nhóm đảo chính- và các nhóm đồng minh đã yêu cầu Thủ tướng Dierra cùng nội các phải từ chức ngay lập tức. Trong khi đó, các phe phái ủng hộ nhóm đảo chính lại cho rằng Thủ tướng Dierra và nội các vẫn phải được duy trì.
Mali rơi vào khủng hoảng trầm trọng kể từ khi các binh sỹ nổi loạn hồi tháng Ba vừa qua, lật đổ Tổng thống Amadou Toumani Toure. Sau cuộc đảo chính, lực lượng phiến quân người Tuareg tìm cách mở rộng kiểm soát miền Bắc Mali và tuyên bố ly khai, áp dụng luật Hồi giáo Shariah ở khu vực này.
Hiện phiến quân đang kiểm soát 2/3 vùng sa mạc phía Bắc Mali, bao gồm các khu vực Gao, Kidal và Timbúctu.
Ngày 8/4, Tổng thống Toure từ chức, mở đường cho nhóm binh sỹ đảo chính chuyển giao quyền lực cho một chính phủ lâm thời với ông Dioncounda Traore làm tổng thống.
Trong nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Mali, các nhà lãnh đạo ECOWAS nhóm họp ngày 7/7 đã kêu gọi Mali cho phép hành động can thiệp quân sự với sự hậu thuẫn của Liên hợp quốc nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực miền Bắc đang bị phiến quân chiếm giữ. Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo này cũng kêu gọi Mali đến ngày 31/7 phải thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc./.
(TTXVN)