Vụ việc Edward Snowden đã phơi ra ánh sáng chiến dịch đánh cắp thông tin quy mô lớn của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) nhằm vào các chính khách hàng đầu thế giới và gây ra một cơn bão ngoại giao giữa châu Âu và Mỹ.
Thế nhưng giữa lúc Thủ tướng Angela Merkel giận giữ vì các cuộc điện đàm của mình đã bị nghe lén thì Tổng thống Pháp François Hollande vẫn bình tĩnh.
Cách đây vài năm, trước cuộc họp quan trọng tại Brussels, một quan chức cao cấp Pháp biệt phái sang làm việc trong Ban thư ký Hội đồng châu Âu đón tiếp một nghị sỹ tại phòng làm việc. Sau khi chào hỏi xã giao và chuẩn bị an tọa, vị quan chức này lịch sự mời khách ra ngoài “đi dạo hút thuốc.”
Khi câu chuyện đã thân tình, ông mới thổ lộ được cơ quan phản gián trong nước cảnh báo văn phòng của ông bị cài rất nhiều thiết bị nghe trộm.
Ngay cả các nhân viên dưới quyền của ông cũng không thoát khỏi tình cảnh bị đặt dưới sự giám sát của một cơ quan tình báo Mỹ. Nhưng quan chức cao cấp này được chỉ thị không làm ầm ĩ mọi chuyện để tránh gây ra căng thẳng không cần thiết “với một nước đồng minh.”
Câu chuyện này không khác gì một cảnh trong tiểu thuyết trinh thám nhưng thực tế nó diễn ra hàng ngày tại thủ đô các nước và ai cũng biết. Theo một chuyên gia phản gián Pháp, điện thoại là thứ dễ nghe trộm nhất và chỉ cần thiếu sự bảo vệ nghiêm ngặt, tất cả sẽ bị phơi bày ra trước những cái tai tò mò.
Chính vì lý do đó nên từ lâu Pháp đã cố gắng tìm cách tạo ra một tấm bình phong vô hình bao xung quanh một số trung tâm đầu não. Nhiệm vụ này do Cục bảo vệ quan chức cao cấp (SPHP) thực hiện.
Chuyên gia của SPHP được trang bị những chiếc vali kiểu Oscor trị giá 20.000 euro mỗi chiếc gắn đầy các thiết bị điện tử. Họ sẽ chịu trách nhiệm quét toàn bộ quang phổ và tần số radio, phát hiện các tín hiệu lạ.
Mặc dù trông rất nhỏ gọn, chiếc vali đặc chủng này cho phép “làm sạch” hiện trường và xem có một hệ thống nghe trộm nào được đặt trên tường, trong đồ đạc, lối ra vào của tòa nhà hay không.
Ngay cả điện thoại cố định hay điện thoại di động của các nhà lãnh đạo Pháp cũng thường xuyên được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu bất thường.
Trong các chuyến công du nước ngoài, Tổng thống và Thủ tướng Pháp được “chăm sóc” một cách đặc biệt hơn. Theo một quan chức của SPHP, “các sỹ quan an ninh sẽ phải bảo đảm khách sạn đến không bị nghe trộm, một cảnh vệ Pháp sẽ có nhiệm vụ sàng lọc những người tiếp cận.”
Không một người lạ nào được phép đi vào khu vực trong diện tích từ 150-800m2 xung quanh nơi ở của các nhà lãnh đạo.
Trên chuyên cơ, thường là một chiếc Airbus A330, luôn luôn có một nhân viên đóng chốt từ khi hạ cánh cho đến khi máy bay rời sân bay. Chiếc chuyên cơ này là trung tâm thông tin tuyệt mật do đó được bảo vệ suốt 24/24 giờ.
Tại Paris, công tác đảm bảo an ninh liên lạc cho điện Élysée, Tổng thống, hay điện Matignon, phủ Thủ tướng Pháp hết sức tỉ mỉ, được giao cho các cơ quan đặc biệt của quân đội và cho Trung tâm liên lạc chính phủ, cơ quan trực thuộc Ban thư ký quốc phòng và an ninh quốc gia (SGDNS).
Các nguyên thủ quốc gia vẫn giữ điện thoại di động cá nhân bình thường, nhưng được cảnh báo về các nguy cơ để họ cẩn thận. Còn đối với các cuộc trao đổi cần giữ bí mật, một sỹ quan quân đội cận vệ sẽ có nhiệm vụ trao các điện thoại đã được mã hóa cẩn thận cho tổng thống.
Một quan chức gần gũi với Tổng thống Pháp tiết lộ trên báo Le Monde rằng tháng Tám vừa qua, khi vụ việc Snowden vỡ lở, “tất cả các biện pháp cần thiết đã được áp dụng để tăng cường an ninh liên lạc quốc gia, bắt đầu từ an ninh cho Tổng thống.”
Một công điện khẩn của phủ Thủ tướng Pháp yêu cầu nhân viên của các bộ sức mạnh và cả Bộ Tổng tham mưu “ngưng sử dụng điện thoại thông minh không bảo đảm,” đặc biệt là BlackBerry, đồng thời nhắc nhở nhân viên chính phủ Pháp không tùy tiện sử dụng điện thoại thông minh, thường xuyên thay đổi mật khẩu, mã hóa thông tin nhạy cảm và khuyến khích sử dụng các giải pháp do chuyên gia an ninh khuyến cáo.
Chính phủ Pháp cũng yêu cầu chuyển sang dùng Teorem, một loại điện thoại bảo mật do hãng Thales sản xuất.
Năm 2009, Pháp đã đặt mua 14.000 chiếc Teorem với đơn giá mỗi điện thoại là 3.300 euro để trang bị cho các cơ quan chính phủ năm 2011. Nhưng dòng máy này không được nhiều người ưa chuộng do nó đòi hỏi phải chờ 30 giây mới khởi động được đàm thoại, một sự bất tiện đến nỗi ngay cả Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng bỏ do không thể kiên nhẫn.
Teorem cho phép mã hóa thông tin theo công nghệ của Mạng liên lạc liên bộ Rimbaud chỉ có 4.500 người được phép đăng ký. Một sỹ quan phụ trách an ninh liên lạc cam đoan Teorem không thể bị thâm nhập.
Một nghịch lý là trên một số bức ảnh, người ta vẫn nhìn thấy Tổng thống François Hollande cắm cúi vào một chiếc điện thoại giống như iPhone.
Một sỹ quan an ninh thân cận với phủ Tổng thống Pháp giải thích “cần phải phân biệt giữa liên lạc cá nhân và những trao đổi chính thức” và “không thể lúc nào cũng đặt tổng thống trong lồng kính.”
Đặc biệt là ngày nay rất khó bắt người khác chấp nhận một chiếc điện thoại không có chức năng của điện thoại thông minh. Trong tất cả các cuộc thảo luận nhạy cảm, tổng thống bao giờ cũng sử dụng điện thoại hoàn toàn bảo mật./.
Thế nhưng giữa lúc Thủ tướng Angela Merkel giận giữ vì các cuộc điện đàm của mình đã bị nghe lén thì Tổng thống Pháp François Hollande vẫn bình tĩnh.
Cách đây vài năm, trước cuộc họp quan trọng tại Brussels, một quan chức cao cấp Pháp biệt phái sang làm việc trong Ban thư ký Hội đồng châu Âu đón tiếp một nghị sỹ tại phòng làm việc. Sau khi chào hỏi xã giao và chuẩn bị an tọa, vị quan chức này lịch sự mời khách ra ngoài “đi dạo hút thuốc.”
Khi câu chuyện đã thân tình, ông mới thổ lộ được cơ quan phản gián trong nước cảnh báo văn phòng của ông bị cài rất nhiều thiết bị nghe trộm.
Ngay cả các nhân viên dưới quyền của ông cũng không thoát khỏi tình cảnh bị đặt dưới sự giám sát của một cơ quan tình báo Mỹ. Nhưng quan chức cao cấp này được chỉ thị không làm ầm ĩ mọi chuyện để tránh gây ra căng thẳng không cần thiết “với một nước đồng minh.”
Câu chuyện này không khác gì một cảnh trong tiểu thuyết trinh thám nhưng thực tế nó diễn ra hàng ngày tại thủ đô các nước và ai cũng biết. Theo một chuyên gia phản gián Pháp, điện thoại là thứ dễ nghe trộm nhất và chỉ cần thiếu sự bảo vệ nghiêm ngặt, tất cả sẽ bị phơi bày ra trước những cái tai tò mò.
Chính vì lý do đó nên từ lâu Pháp đã cố gắng tìm cách tạo ra một tấm bình phong vô hình bao xung quanh một số trung tâm đầu não. Nhiệm vụ này do Cục bảo vệ quan chức cao cấp (SPHP) thực hiện.
Chuyên gia của SPHP được trang bị những chiếc vali kiểu Oscor trị giá 20.000 euro mỗi chiếc gắn đầy các thiết bị điện tử. Họ sẽ chịu trách nhiệm quét toàn bộ quang phổ và tần số radio, phát hiện các tín hiệu lạ.
Mặc dù trông rất nhỏ gọn, chiếc vali đặc chủng này cho phép “làm sạch” hiện trường và xem có một hệ thống nghe trộm nào được đặt trên tường, trong đồ đạc, lối ra vào của tòa nhà hay không.
Ngay cả điện thoại cố định hay điện thoại di động của các nhà lãnh đạo Pháp cũng thường xuyên được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu bất thường.
Trong các chuyến công du nước ngoài, Tổng thống và Thủ tướng Pháp được “chăm sóc” một cách đặc biệt hơn. Theo một quan chức của SPHP, “các sỹ quan an ninh sẽ phải bảo đảm khách sạn đến không bị nghe trộm, một cảnh vệ Pháp sẽ có nhiệm vụ sàng lọc những người tiếp cận.”
Không một người lạ nào được phép đi vào khu vực trong diện tích từ 150-800m2 xung quanh nơi ở của các nhà lãnh đạo.
Trên chuyên cơ, thường là một chiếc Airbus A330, luôn luôn có một nhân viên đóng chốt từ khi hạ cánh cho đến khi máy bay rời sân bay. Chiếc chuyên cơ này là trung tâm thông tin tuyệt mật do đó được bảo vệ suốt 24/24 giờ.
Tại Paris, công tác đảm bảo an ninh liên lạc cho điện Élysée, Tổng thống, hay điện Matignon, phủ Thủ tướng Pháp hết sức tỉ mỉ, được giao cho các cơ quan đặc biệt của quân đội và cho Trung tâm liên lạc chính phủ, cơ quan trực thuộc Ban thư ký quốc phòng và an ninh quốc gia (SGDNS).
Các nguyên thủ quốc gia vẫn giữ điện thoại di động cá nhân bình thường, nhưng được cảnh báo về các nguy cơ để họ cẩn thận. Còn đối với các cuộc trao đổi cần giữ bí mật, một sỹ quan quân đội cận vệ sẽ có nhiệm vụ trao các điện thoại đã được mã hóa cẩn thận cho tổng thống.
Một quan chức gần gũi với Tổng thống Pháp tiết lộ trên báo Le Monde rằng tháng Tám vừa qua, khi vụ việc Snowden vỡ lở, “tất cả các biện pháp cần thiết đã được áp dụng để tăng cường an ninh liên lạc quốc gia, bắt đầu từ an ninh cho Tổng thống.”
Một công điện khẩn của phủ Thủ tướng Pháp yêu cầu nhân viên của các bộ sức mạnh và cả Bộ Tổng tham mưu “ngưng sử dụng điện thoại thông minh không bảo đảm,” đặc biệt là BlackBerry, đồng thời nhắc nhở nhân viên chính phủ Pháp không tùy tiện sử dụng điện thoại thông minh, thường xuyên thay đổi mật khẩu, mã hóa thông tin nhạy cảm và khuyến khích sử dụng các giải pháp do chuyên gia an ninh khuyến cáo.
Chính phủ Pháp cũng yêu cầu chuyển sang dùng Teorem, một loại điện thoại bảo mật do hãng Thales sản xuất.
Năm 2009, Pháp đã đặt mua 14.000 chiếc Teorem với đơn giá mỗi điện thoại là 3.300 euro để trang bị cho các cơ quan chính phủ năm 2011. Nhưng dòng máy này không được nhiều người ưa chuộng do nó đòi hỏi phải chờ 30 giây mới khởi động được đàm thoại, một sự bất tiện đến nỗi ngay cả Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng bỏ do không thể kiên nhẫn.
Teorem cho phép mã hóa thông tin theo công nghệ của Mạng liên lạc liên bộ Rimbaud chỉ có 4.500 người được phép đăng ký. Một sỹ quan phụ trách an ninh liên lạc cam đoan Teorem không thể bị thâm nhập.
Một nghịch lý là trên một số bức ảnh, người ta vẫn nhìn thấy Tổng thống François Hollande cắm cúi vào một chiếc điện thoại giống như iPhone.
Một sỹ quan an ninh thân cận với phủ Tổng thống Pháp giải thích “cần phải phân biệt giữa liên lạc cá nhân và những trao đổi chính thức” và “không thể lúc nào cũng đặt tổng thống trong lồng kính.”
Đặc biệt là ngày nay rất khó bắt người khác chấp nhận một chiếc điện thoại không có chức năng của điện thoại thông minh. Trong tất cả các cuộc thảo luận nhạy cảm, tổng thống bao giờ cũng sử dụng điện thoại hoàn toàn bảo mật./.
Tiến Nhất/Paris (Vietnam+)