S&P quyết định nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Hy Lạp từ mức BB+/B lên mức BBB-/A-3 đối với xếp hạng tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Chính phủ Hy Lạp cho hay các ngân hàng BNP Paribas, Commerzbank, Ngân hàng quốc tế Goldman Sachs (GSIB), HSBC và JP Morgan đã được ủy nhiệm để phát hành lại loại trái phiếu này.
Bộ Tài chính Hy Lạp thông báo việc thanh toán 2,7 tỷ euro đã giảm bớt số tiền vay nợ của Athens, qua đó cải thiện khả năng thanh toán nợ công của Hy Lạp và gia tăng niềm tin đối với thị trường.
Chủ tịch EuroGroup khẳng định “cam kết là cam kết, và nếu chúng tôi phá vỡ chúng, điều đầu tiên mất đi là sự tín nhiệm. Điều đó sẽ gây ra sự thiếu hụt lòng tin và đầu tư."
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế và thuế Pierre Moscovici xác nhận Hy Lạp đã hoàn tất những gì cần thiết để tôn trọng cam kết và đủ điều kiện được giải ngân gói hỗ trợ tài chính 970 triệu euro.
Eurogroup đã quyết định hoãn cấp cho Hy Lạp khoản tiền 974 triệu euro (1,1 tỷ USD) do Chính phủ Hy Lạp không đáp ứng được yêu cầu về cải cách như đã cam kết với các chủ nợ.
Các nhà lập pháp Hy Lạp vừa thông qua dự thảo ngân sách 2019, với nhiều biện pháp “khắc khổ” hơn, ghi dấu ngân sách đầu tiên không có cứu trợ tài chính từ bên ngoài sau gần 10 năm.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 21/8 tuyên bố nước này có lý do để tin tưởng vào "những ngày tốt đẹp sắp tới" sau khi chính thức bước ra khỏi gói cứu trợ thứ ba.
Hiện, Hy Lạp đang rất cần các nguồn thu nhập mới để tránh bị rơi trở lại tình trạng suy thoái sau khi chương trình thắt lưng buộc bụng thứ ba kết thúc vào ngày 20/8.
Ngành dịch vụ ăn uống của Hy Lạp đã thoát khỏi thời kỳ cứu trợ tài chính với nhiều tác động bất lợi và tiếp tục đứng vững sau 8 năm đất nước rơi vào khủng hoảng.
Ngày 20/8, Hy Lạp đã chính thức thoát khỏi gói cứu trợ thứ ba, kéo dài 3 năm, bắt đầu từ năm 2015, bước ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất lịch sử, từng đẩy nước này tới bờ vực phá sản.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch (Mỹ) ngày 11/8 quyết định nâng xếp hạng nợ của chính phủ Hy Lạp một bậc từ “B” lên “BB-” nhờ thỏa thuận gần đây với châu Âu hỗ trợ đáng kể Hy Lạp trong việc giảm nợ.
Hy Lạp đã được giải ngân khoản tiền cuối cùng trị giá 15 tỷ euro trong chương trình cứu trợ kéo dài 8 năm nhằm cứu quốc gia này thoát khỏi bờ vực phá sản.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hối thúc Hy Lạp cần “thực tế” về các mục tiêu kinh tế và nhắc lại vấn đề được quan tâm lâu nay là nước này có thể chưa cần giảm thêm nợ.
Nhà nghiên cứu chính trị Georges Sefertzis cho biết sau 8 năm khủng hoảng, khả năng tiêu dùng của người dân Hy Lạp đã giảm 40%, với 30% dân số sống trong cảnh nghèo đói và 45% thanh niên thất nghiệp.
Chính phủ Hy Lạp tuyên bố nước này "đang bước sang một trang mới" và người phát ngôn Dimitris Tzanakopoulos của chính phủ nước này khẳng định "người dân Hy Lạp có thể mỉm cười và hít thở trở lại."
IMF nêu rõ việc Eurozone nhất trí giảm nợ cho Hy Lạp đã cải thiện đáng kể khả năng thanh toán nợ của nước này trong trung hạn, song các triển vọng trong dài hạn vẫn chưa chắc chắn.
Thủ tướng Hy Lạp đánh giá cao thỏa thuận của các bộ trưởng tài chính Eurozone về việc sẽ kết thúc chương trình cứu trợ tài chính dành cho nước này tám năm qua như một bước đi mang tính “lịch sử.”
Người phát ngôn chính phủ Hy Lạp khẳng định "Hy Lạp đang bước sang một trang mới, người dân Hy Lạp có thể mỉm cười và hít thở trở lại khi vấn đề nợ của quốc gia đã được giải quyết."
Sau 6 giờ đàm phán kéo dài từ đêm 21/6 tới rạng sáng 22/6, các nước thành viên Eurzone đã đạt được một thỏa thuận, theo đó Hy Lạp dự kiến thoát khỏi chương trình cứu trợ tài chính vào ngày 20/8 tới.
Các nhà lãnh đạo Eurozone nhất trí giải ngân thêm 1 tỷ euro cho Hy Lạp, đây là khoản giải ngân mới nhất trong gói cứu trợ tài chính thứ ba kể từ năm 2010 dành cho nước này.
Cơ quan Thống kê Hy Lạp (ELSTAT) ngày 4/6 cho biết tổng sản phẩm quốc nội của nước này trong quý 1/2018 tăng 2,3% và xuất khẩu tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cuộc đình công trên quy mô lớn đã ảnh hưởng tới lịch hoạt động của nhiều chuyến bay, hệ thống giao thông đô thị cùng các dịch vụ tàu hỏa và phà trong khi Hy Lạp đang giữa mùa du lịch.
Hy Lạp sẽ trình bày gói cải cách này tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu vào ngày 24/5 và sẽ thực thi gói cải cách này trước một hội nghị khác vào ngày 21/6.
Chủ tịch EC Jean-Claude Junck hối thúc các nước Eurozone thực thi cam kết giảm nợ cho Hy Lạp - một trong những quốc gia châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng suốt từ năm 2010.
Một vài nhà đầu tư trái phiếu lớn “đánh tiếng” họ sẽ không tham gia đợt phát hành trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp sắp tới do lo ngại về tính bền vững của trái phiếu nước này.
Ngày 22/1, bộ trưởng tài chính các nước Eurozone thông qua gói cứu trợ 6,7 tỷ euro cho Hy Lạp sau khi Athens thực hiện một loạt biện pháp cải cách tranh cãi kéo theo các cuộc biểu tình.
Ngày 15/1, Quốc hội Hy Lạp đã quyết định thông qua một dự luật về cải cách tài chính, năng lượng và lao động để đổi lấy những khoản cứu trợ mới theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế.