Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn thiết lập hoặc tiếp tục mở rộng cơ sở sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ như đồng đốt ammonia hay nguyên liệu chất hiếm sản xuất chất bán dẫn.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã chính thức có hiệu lực đối với Philippines, chỉ 60 ngày sau khi nước này nộp Văn kiện phê chuẩn lên Tổng Thư ký ASEAN.
Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP chiếm hơn 63% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định việc ký kết và thực thi RCEP sẽ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng đầu tư và thương mại khu vực và toàn cầu cũng như phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Campuchia tin rằng thỏa thuận tự do thương mại RCEP sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động thương mại trong và ngoài ASEAN, cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn.
Thủ tướng Campuchia Hunsen cho biết với quy mô thương mại khu vực tăng lên 40 tỷ USD, thu nhập thực tế tăng đến 2,5%, gia tăng hoạt động trao đổi thương mại giữa các thành viên RCEP tăng lên 12,3%.
Được quảng bá là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới giữa 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác, RCEP được kỳ vọng sẽ giúp củng cố sức ảnh hưởng và sự hội nhập kinh tế Trung Quốc với châu Á.
Hiệp định RCEP dù không có đột phá về cắt giảm thuế nhập khẩu nhưng với quy định cởi mở về xuất xứ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn ưu đãi từ các đối tác.
Hội thảo đã thảo luận về vai trò quan trọng của RCEP trong việc thúc đẩy thương mại kỹ thuật số trong khu vực, vốn là một động lực quan trọng trong phục hồi kinh tế ở châu Á sau đại dịch COVID-19.
Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí địa phương gần đây, người sẽ trở thành tân Bộ trưởng Tài chính của Philippines khẳng định RCEP là “yêu cầu công tác đầu tiên” của chính quyền sắp tới.
Sự tồn tại của Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ làm giảm biến động giá cả và các mối đe dọa đối với chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) hiện nay, một trong số đó là do cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra.
Hiệp định RCEP sẽ giúp gia tăng đầu vào có chất lượng cho tiêu dùng và sản xuất cũng như xuất khẩu, giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, qua đó phục hồi kinh tế hậu COVID-19 và giảm rủi ro.
Theo dự báo mới nhất của IMF, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng 4,9% vào năm 2022, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1.
Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) đã nghiên cứu và so sánh các mô hình chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của ASEAN với các mô hình GVC của RCEP để xác định các cơ hội và chi phí liên quan tới RCEP của ASEAN.
Theo kịch bản lạc quan nhất, khi tận dụng được mọi lợi ích, Việt Nam sẽ có mức thu nhập cao nhất trong số các nước thành viên RCEP, tăng 4,9% so với ngưỡng cơ bản, cao hơn các nước khác với 2,5%.
Đến nay, Việt Nam đã chịu 93 biện pháp phòng vệ thương mại do các thành viên RCEP điều tra, tác động đến các ngành hàng như thép, sợi và ngược lại, Việt Nam cũng đã điều tra 23 vụ ngành kim loại...
Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia nhận định Hiệp định RCEP sẽ tạo điều kiện để Kuala Lumpur đẩy nhanh khắc phục tình trạng gián đoạn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
Căng thẳng Nga-Ukraine đã khiến rạn nứt giữa các nước phương Tây và phương Đông tuy nhiên năm 2022, 15 nền kinh tế châu Á lại đi ngược xu hướng và lựa chọn đoàn kết khi RCEP chính thức có hiệu lực.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 328/QĐ-TTg chỉ định cơ quan đầu mối để triển khai Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực.
Trong kịch bản tăng năng suất của WB, Việt Nam có mức tăng cao nhất trong tất cả các nước thành viên RCEP, thương mại cũng tăng mạnh nhất với xuất khẩu tăng 11,4% và nhập khẩu tăng 9,2%.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khẳng định cam kết đảm bảo thực thi đầy đủ và hiệu quả thỏa thuận RCEP nhằm tăng cường sức hút của ASEAN về thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc ngân hàng DBS Singapore nhấn mạnh RCEP mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các đối tác thuộc hiệp định và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chuyến tàu chở hơn 800 tấn hàng hóa, với đích đến là Hà Nội, đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào sáng sớm 1/1 - cùng ngày hiệp định RCEP có hiệu lực.
Bộ Tài chính và Kinh tế Brunei nhấn mạnh RCEP trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chuỗi giá trị toàn cầu và thương mại trong khu vực.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu đều nằm trong các thị trường khu vực RCEP.
RCEP hiện là thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới, kết nối ASEAN và các nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Từ 1/1, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và 5 nước đối tác chính thức có hiệu lực.