Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã tuyên hoãn phiên tòa xử các bị cáo liên quan vụ sập cầu Ghềnh để tiếp tục điều tra bổ sung, làm rõ vấn đề thiệt hại trong vụ án.
Trong hai lần đưa ra xét xử các bị cáo vụ sập cầu Ghềnh trước đây, Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa đã tuyên hoãn để điều tra lại và yêu cầu có mặt đơn vị giám định thiệt hại.
Ngày 28/2, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử hai bị cáo trong vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh khiến tuyến đường sắt Bắc-Nam bị tê liệt trong hơn 3 tháng.
Hội đồng xét xử nhận định hồ sơ vụ án vẫn chưa làm rõ việc thẩm định giá trị thiệt hại của cầu Ghềnh và vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa đã ra cáo trạng truy tố hai bị can liên quan đến vụ tai nạn sà lan chở cát đâm sập cầu Ghềnh khiến tuyến đường sắt Bắc-Nam bị tê liệt hơn 90 ngày.
Sản lượng và doanh thu của ngành đường sắt bị ảnh hưởng rất lớn do sự cố sập cầu Ghềnh vào cuối tháng Ba vừa qua đã dẫn đến mục tiêu tăng trưởng ban đầu đưa ra là không thể thực hiện.
Để thông Cầu Ghềnh đó là những giọt mồ hôi của người công nhân với một công trường không bao giờ ngủ; sự đoàn kết, tinh thần nhất trí và đặc biệt là lòng yêu nghề của những người thợ cầu.
Sáng 2/7, Bộ Giao thông Vận tải đã khánh thành cầu Ghềnh mới bắc qua sông Đồng Nai sau 3 tháng 11 ngày xảy ra sự cố sà lan đâm sập 2 nhịp cầu Ghềnh khiến tuyến đường sắt Bắc-Nam bị gián đoạn.
Hiện tại, trên công trình cầu Ghềnh đang có hàng trăm công nhân, kỹ sư hối hả làm việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành những hạng mục cuối của công trình cầu Ghềnh vào ngày 30/6.
Sau 3 tháng 5 ngày xảy ra sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh, rạng sáng 25/6 chuyến tàu hỏa đầu tiên chạy tuyến Hà Nội-Sài Gòn đã chính thức được lưu thông qua cầu Ghềnh.
Trưa 17/6, nhịp đầu tiên của cầu Ghềnh có trọng lượng hàng trăm tấn, dài 75m được chuyển đến công trường bằng sà lan. Đến 15 giờ cùng ngày, nhịp này được đặt lên trụ tạm bằng thép.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã yêu cầu tất cả các đơn vị thi công cầu Ghềnh phải rút kinh nghiệm sâu sắc và phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thi công cầu Ghềnh.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo các đơn vị thi công cần coi việc đảm bảo an toàn giao thông đường thủy tại khu vực thi công cầu Ghềnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh hơn nữa công tác xây dựng cầu Ghềnh mới; đảm bảo công tác nâng cấp sửa chữa các ga đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách và hàng hóa.
Ngày 12/4, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã chính thức đưa vào sử dụng các hạng mục mở rộng ga Trảng Bom và ga Hố Nai để phục vụ vận chuyển hàng hóa.
Chiều 5/4, Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Cienco 1 đã tách nhịp và cẩu thành công nhịp số 4 cầu Ghềnh ra khỏi các trụ để đưa lên sà lan chở đến khu vực tập kết.
Lực lượng liên ngành đường thủy sẽ mở đợt cao điểm về kiểm tra, kiểm soát trên sông đối với người lái và phương tiện thủy vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Tại ga Sóng Thần, những loại cẩu hạng nặng dùng để nâng các toa tàu có trọng lượng từ 32 tấn đến 38 tấn sẽ được đưa lên xe đầu kéo container vận chuyển bằng đường bộ đến ga Trảng Bom.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về phương án thiết kế khôi phục cầu Ghềnh; trong đó đề nghị thiết kế cần chú ý đến mỹ quan của thành phố Biên Hòa.
Sau sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh, ngành đường sắt đã có sự điều chỉnh biểu đồ chạy tàu hàng và khách đều giảm đồng thời lập mới 57 đôi tàu chuyển tải hành khách đoạn Sài Gòn-Sóng Thần.
Ngày 1/4, Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 3 bắt đầu thực hiện các thủ tục xây cầu mới thay cầu Ghềnh bị sà lan đâm sập hôm 20/3 vừa qua, trị giá gần 300 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với chủ và lái tàu chính gây tai nạn khiến sà lan đâm sập cầu Ghềnh.
Nhóm thợ lặn đã lặn xuống độ sâu 13m, dùng cáp neo vào thân tàu đẩy, sau đó cần cẩu 500 tấn nâng tàu lên. sau nhiều giờ đồng hồ, cần cẩu đã nâng thành công tàu đẩy SG-3745 lên một sà lan đậu sẵn.
Lúc 12 giờ 10 phút ngày 30/3, đội trục vớt cầu Ghềnh đã thực hiện thành công việc trục vớt tàu đẩy số hiệu SG-3745 đẩy sà lan chở cát đâm sập cầu Ghềnh hôm 20/3 khiến tuyến đường sắt Bắc-Nam tê liệt.