Ngày 16/9, hàng ngàn người đã đến Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô Hà Nội để tham dự ba triển lãm quan trọng nhất trong ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.
Với sự tham gia của 200 nhãn hàng nổi tiếng đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tìm thấy sự hợp tác trong việc chế tạo và sản xuất linh phụ kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Minh Tuân, Phó trưởng phòng Nội địa hóa (thuộc Toyota Việt Nam) xoay quanh vấn đề này.
- Thưa ông, Toyota Việt Nam tham gia triển lãm với mục đích gì?
Ông Đặng Minh Tuân: Đây là lần thứ 4 Toyota Việt Nam tham gia triển lãm này. Chúng tôi chưa bao giờ dừng tìm kiếm các nhà sản xuất linh phụ kiện để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm ôtô của mình.
Qua triển lãm này, hy vọng chúng tôi sẽ tìm kiếm được đối tác ấy. Chúng tôi không quan trọng họ đến từ Việt Nam, Nhật Bản, hay Thái Lan…, miễn sao sản phẩm của họ thỏa mãn các điều kiện ngặt nghèo của Toyota.
- Ông có thể cho biết, tỷ lệ nội địa hóa của Toyota Việt Nam hiện là bao nhiêu không?
Ông Đặng Minh Tuân: Hiện ở Việt Nam chưa thống nhất được cách tính tỷ lệ nội địa hóa nên rất khó để đưa ra con số cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi áp dụng phương pháp tính giá trị của Asean thì tỷ lệ nội địa hóa tùy theo từng sản phẩm của công ty chúng tôi đạt từ 19-37%. Trong đó, xe Innova đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất là 37%.
Trong tương lai, với sản lượng gia tăng, Toyota Việt Nam cũng đã xây dựng kế hoạch để nâng cao hơn nữa tỉ lệ nội địa hóa cho các dòng sản phẩm.
- Qua 2 ngày triển lãm, Toyota Việt Nam đã tìm kiếm được đối tác để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm chưa?
Ông Đặng Minh Tuân: Tại cuộc triển lãm lần này thì chúng tôi vẫn chưa tìm được. Nhưng tại các lần triển lãm trước thì Toyota Việt Nam cũng đã hợp tác được với một số đối tác lớn.
Không chỉ tìm kiếm đối tác tại các cuộc triển lãm như thế này, tại Toyota Việt Nam, chúng tôi cũng xây dựng trung tâm nội địa hóa cũng như không ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa.
Thực tế cũng đã có một số nhà cung cấp đến giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng công ty chúng tôi nội địa hóa sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để có thể trở thành nhà cung cấp của Toyota, các doanh nghiệp và sản phẩm của họ thường phải trải qua một quá trình đánh giá về chất lượng theo tiêu chuẩn mà tập đoàn Toyota đã đưa ra.
Chúng tôi vẫn rất hy vọng sẽ sớm tìm được các nhà cung cấp có sản phẩm chất lượng để cùng hợp tác, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho các dòng xe tại Toyota Việt Nam nói riêng và hỗ trợ cho nền công nghiệp của Việt Nam nói chung.
- Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn gì khi cung cấp các sản phẩm của mình để nội địa hóa cho sản phẩm của các đơn vị lớn như Toyota?
Ông Đặng Minh Tuân: Thường thì các nhà máy, cơ sở sản xuất linh phụ kiện tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ theo tiêu chuẩn của Tập đoàn Toyota. Điều kiện tiêu quyết không chỉ nằm ở sự đòi hỏi gắt gao về yếu tố chất lượng mà còn về quy trình sản xuất.
Ngoài ra, yếu tố đào tạo con người, vật liệu cũng là rào cản. Hiện nay, hầu hết nguyên liệu thô cho sản phẩm nội địa hóa của Toyota Việt Nam đều phải nhập khẩu bởi chưa có nguồn vật liệu như Toyota mong muốn.
- Ông nghĩ sao về triển lãm này?
Ông Đặng Minh Tuân: Theo tôi, triển lãm sẽ giúp các nhà sản xuất đến từ các quốc gia tìm kiếm cơ hội hợp tác với các cơ sở ở Việt Nam để sản xuất các sản phầm cung ứng cho thị trường.
Cũng tương tự như vậy, nó sẽ giúp những đơn vị như Toyota tìm được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nội địa hóa của mình.
- Xin cảm ơn ông!
Với sự tham gia của 200 nhãn hàng nổi tiếng đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tìm thấy sự hợp tác trong việc chế tạo và sản xuất linh phụ kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Minh Tuân, Phó trưởng phòng Nội địa hóa (thuộc Toyota Việt Nam) xoay quanh vấn đề này.
- Thưa ông, Toyota Việt Nam tham gia triển lãm với mục đích gì?
Ông Đặng Minh Tuân: Đây là lần thứ 4 Toyota Việt Nam tham gia triển lãm này. Chúng tôi chưa bao giờ dừng tìm kiếm các nhà sản xuất linh phụ kiện để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm ôtô của mình.
Qua triển lãm này, hy vọng chúng tôi sẽ tìm kiếm được đối tác ấy. Chúng tôi không quan trọng họ đến từ Việt Nam, Nhật Bản, hay Thái Lan…, miễn sao sản phẩm của họ thỏa mãn các điều kiện ngặt nghèo của Toyota.
- Ông có thể cho biết, tỷ lệ nội địa hóa của Toyota Việt Nam hiện là bao nhiêu không?
Ông Đặng Minh Tuân: Hiện ở Việt Nam chưa thống nhất được cách tính tỷ lệ nội địa hóa nên rất khó để đưa ra con số cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi áp dụng phương pháp tính giá trị của Asean thì tỷ lệ nội địa hóa tùy theo từng sản phẩm của công ty chúng tôi đạt từ 19-37%. Trong đó, xe Innova đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất là 37%.
Trong tương lai, với sản lượng gia tăng, Toyota Việt Nam cũng đã xây dựng kế hoạch để nâng cao hơn nữa tỉ lệ nội địa hóa cho các dòng sản phẩm.
- Qua 2 ngày triển lãm, Toyota Việt Nam đã tìm kiếm được đối tác để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm chưa?
Ông Đặng Minh Tuân: Tại cuộc triển lãm lần này thì chúng tôi vẫn chưa tìm được. Nhưng tại các lần triển lãm trước thì Toyota Việt Nam cũng đã hợp tác được với một số đối tác lớn.
Không chỉ tìm kiếm đối tác tại các cuộc triển lãm như thế này, tại Toyota Việt Nam, chúng tôi cũng xây dựng trung tâm nội địa hóa cũng như không ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa.
Thực tế cũng đã có một số nhà cung cấp đến giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng công ty chúng tôi nội địa hóa sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để có thể trở thành nhà cung cấp của Toyota, các doanh nghiệp và sản phẩm của họ thường phải trải qua một quá trình đánh giá về chất lượng theo tiêu chuẩn mà tập đoàn Toyota đã đưa ra.
Chúng tôi vẫn rất hy vọng sẽ sớm tìm được các nhà cung cấp có sản phẩm chất lượng để cùng hợp tác, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho các dòng xe tại Toyota Việt Nam nói riêng và hỗ trợ cho nền công nghiệp của Việt Nam nói chung.
- Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn gì khi cung cấp các sản phẩm của mình để nội địa hóa cho sản phẩm của các đơn vị lớn như Toyota?
Ông Đặng Minh Tuân: Thường thì các nhà máy, cơ sở sản xuất linh phụ kiện tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ theo tiêu chuẩn của Tập đoàn Toyota. Điều kiện tiêu quyết không chỉ nằm ở sự đòi hỏi gắt gao về yếu tố chất lượng mà còn về quy trình sản xuất.
Ngoài ra, yếu tố đào tạo con người, vật liệu cũng là rào cản. Hiện nay, hầu hết nguyên liệu thô cho sản phẩm nội địa hóa của Toyota Việt Nam đều phải nhập khẩu bởi chưa có nguồn vật liệu như Toyota mong muốn.
- Ông nghĩ sao về triển lãm này?
Ông Đặng Minh Tuân: Theo tôi, triển lãm sẽ giúp các nhà sản xuất đến từ các quốc gia tìm kiếm cơ hội hợp tác với các cơ sở ở Việt Nam để sản xuất các sản phầm cung ứng cho thị trường.
Cũng tương tự như vậy, nó sẽ giúp những đơn vị như Toyota tìm được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nội địa hóa của mình.
- Xin cảm ơn ông!
Quảng Hiền (Vietnam+)