Thực hiện quyết định của Chính phủ, ngoài chức năng là nơi khám chữa bệnh ban đầu, các bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh cần phát triển thành trung tâm y tế chuyên sâu phía Nam. Do đó, chính quyền cùng các sở, ban, ngành thành phố đã tập trung phát triển nhiều kỹ thuật y tế chuyên sâu như mổ tim hở, vi phẫu thuật u tuyến yên, u não thất….
Nhờ vậy, ngành y thành phố đã có nhiều chuyên khoa chuyên sâu ngang bằng với các nước trong khu vực, tạo nên sự tín nhiệm rất lớn cho người bệnh. Người dân tập trung về thành phố để khám chữa bệnh ngày một đông hơn, dẫn đến sự quá tải ở các bệnh viện đầu ngành. Đây là một thực trạng đáng báo động gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng như của chính ngành y thành phố.
Chính quyền cùng Sở Y tế đã đưa ra những giải pháp để hạn chế và chấm dứt tình trạng này. Nhưng đâu là giải pháp hiệu quả và đến khi nào tình trạng này mới được chấm dứt hoàn toàn?
Phát triển đi kèm quá tải
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động khám chữa bệnh năm nay đều đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra với tổng số lượt khám tăng 7,5%; số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tăng 13,20%. Đây sẽ là con số đáng mừng nếu các bệnh viện được trang bị đầy đủ những điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân viên y bác sỹ để ứng phó với số lượng bệnh nhân vượt kế hoạch này và việc quá tải tại các bệnh viện cũng sẽ không diễn ra.
Ông Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết sự quá tải thể hiện rõ nhất ở số lượng bệnh nhân đến các bệnh viện ngày càng đông, nhưng số giường bệnh lại không thay đổi cho phù hợp. Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, năm 1995 có khoảng 8.000 lượt bệnh nhân tới khám đến nay đã tăng lên gần 35.000-36.000 lượt. Trong khi đó, số giường bệnh trong mấy chục năm qua vẫn chỉ 500 giường.
Nhiều bệnh viện có số bệnh nhân phải nằm đôi hoặc "ghế bố" khá cao như Bệnh viện Nhi Đồng 1 có hơn 320 bệnh nhân; Bệnh viện Từ Dũ với gần 320 bệnh nhân; thậm chí tại bệnh viện Ung bướu có gần 3 bệnh nhân/giường…. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa quá chú trọng áp dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ trong khi bệnh viện lại chưa được tái cấu trúc kịp thời, hay xây dựng mới.
Ngoài ra, tại tuyến tỉnh, các bệnh viện được Bộ Y tế quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất rất khang trang, tuy nhiên, thiếu đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực thiếu trầm trọng, tay nghề hạn chế, người dân chưa tín nhiệm. Việc vượt tuyến là tất yếu. Hơn nữa, người bệnh lại được tự do chọn lựa cơ sở điều trị phù hợp với khả năng chi trả dù phải vượt tuyến, trong khi tại các bệnh viện, do không chặt chẽ trong quy trình khám chữa bệnh, việc tiếp nhận những trường hợp vượt tuyến không đúng vẫn diễn ra….
Vì vậy, mặc dù nhiều bệnh viện đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật cho tuyến trước, làm giảm tỷ lệ người bệnh chuyển viện, nhưng số lượng bệnh nhân tự đến lại tăng (tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, số lượng bệnh nhân tự đến tăng từ 79,4% vào năm 2010 lên đến 81,5% vào năm nay).
Đâu là biện pháp hiệu quả?
Vậy làm thế nào để việc phát triển, nâng cao hệ thống khám chữa bệnh tại thành phố ngang tầm các nước trong khu vực không kèm theo kéo theo sự quá tải, cũng như chấm dứt được tình trạng này? Đây không phải là công việc của riêng ngành y tế mà cần có sự tham gia của toàn xã hội; không chỉ áp dụng một giải pháp mà cần phải phối hợp nhiều giải pháp một cách đồng bộ.
Phó giáo sư-tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý nhận định, việc xác định các giải pháp chống quá tải cần căn cứ vào các nhóm nguyên nhân như nhu cầu khám chữa bệnh tâm lý của người dân càng cao, nhu cầu được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; sự xuất hiện của nhiều loại bệnh tật mới mà tại thành phố mới có đủ điều kiện để khám chữa bệnh như bệnh tay chân miệng…); việc đầu tư cơ sở vật chất y tế thấp; y tế cơ sở (địa phương cấp xã…) còn hạn chế và xây dựng các quy chế hướng dẫn chuyên môn của còn chậm bổ sung.
Từ đó, có thể thấy ngành y thành phố muốn giảm và chống được tình trạng quá tải cần phải mở rộng, xây dựng mới cơ sở hạ tầng bệnh viện nhằm tăng số lượng giường bệnh trên toàn dân, gắn liền với việc tăng cường các biện pháp chuyên môn cho các tuyến dưới. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng các biện pháp chế tài nếu để tình trạng quá tải diễn ra (như nếu bệnh viện hạng I có tình trạng 2-3 người/giường bệnh thì hạ xuống còn hạng II…). Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác truyền thông giáo dục người dân.
Theo ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, cách giảm quá tải tốt nhất đối với thành phố là xây các bệnh viện mới. Bởi vậy, việc quy hoạch, xây dựng mới các bệnh viện đã được đề ra và đang hoàn chỉnh để tiến tới khởi công xây dựng.
Nếu làm đúng theo lộ trình, thì đến năm 2014 thành phố có ít nhất 3 bệnh viện mới gồm Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Ung Bướu tại quận 9, Bệnh viện đa khoa Thủ Đức (được mở rộng hơn) và đến năm 2015, 3 bệnh viện tiếp theo sẽ hoàn thành. Và song song với đó là các hoạt động mở rộng đào tạo nhân lực, để tăng số lượng bác sỹ, tiến tới năm 2013 có 13 bác sỹ/vạn dân, năm 2015 có 15 bác sỹ/vạn dân. Thành phố đã chỉ đạo Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch mở cơ sở giảng dạy tại huyện Bình Chánh, quy hoạch Viện trường Củ Chi.
Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho các bệnh viện chuyên khoa, thành phố cũng tập trung xây dựng các bệnh viện cấp quận, huyện. Bởi một phần nguyên nhân làm quá tải tuyến là do các bệnh viện quận, huyện chưa sử dụng hết công suất bệnh viện (chỉ mới đạt 60%), nhiều phòng, khoa ban chưa được đầu tư đúng mức phù hợp với đặc điểm mô hình bệnh tật của vùng.
Ngoài ra trên thực tế, do vấn đề tự chủ toàn phần về tài chính, dẫn đến một số bệnh viện không muốn giảm quá tải vì còn phải lo lương bổng cho cán bộ y bác sỹ (có bệnh nhân có thêm khoản thu, hạn chế xây mới cơ sở hạ tầng…).
Do vậy, Bộ Y tế chấp nhận việc cho các bệnh viện tự chủ nhưng cũng phải kèm theo điều kiện chế tài nếu không làm giảm được tình trạng quá tải. Có như vậy thành phố mới hy vọng, không những giảm mà còn chấm dứt được tình trạng này trong thời gian tới./.
Nhờ vậy, ngành y thành phố đã có nhiều chuyên khoa chuyên sâu ngang bằng với các nước trong khu vực, tạo nên sự tín nhiệm rất lớn cho người bệnh. Người dân tập trung về thành phố để khám chữa bệnh ngày một đông hơn, dẫn đến sự quá tải ở các bệnh viện đầu ngành. Đây là một thực trạng đáng báo động gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng như của chính ngành y thành phố.
Chính quyền cùng Sở Y tế đã đưa ra những giải pháp để hạn chế và chấm dứt tình trạng này. Nhưng đâu là giải pháp hiệu quả và đến khi nào tình trạng này mới được chấm dứt hoàn toàn?
Phát triển đi kèm quá tải
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động khám chữa bệnh năm nay đều đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra với tổng số lượt khám tăng 7,5%; số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tăng 13,20%. Đây sẽ là con số đáng mừng nếu các bệnh viện được trang bị đầy đủ những điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân viên y bác sỹ để ứng phó với số lượng bệnh nhân vượt kế hoạch này và việc quá tải tại các bệnh viện cũng sẽ không diễn ra.
Ông Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết sự quá tải thể hiện rõ nhất ở số lượng bệnh nhân đến các bệnh viện ngày càng đông, nhưng số giường bệnh lại không thay đổi cho phù hợp. Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, năm 1995 có khoảng 8.000 lượt bệnh nhân tới khám đến nay đã tăng lên gần 35.000-36.000 lượt. Trong khi đó, số giường bệnh trong mấy chục năm qua vẫn chỉ 500 giường.
Nhiều bệnh viện có số bệnh nhân phải nằm đôi hoặc "ghế bố" khá cao như Bệnh viện Nhi Đồng 1 có hơn 320 bệnh nhân; Bệnh viện Từ Dũ với gần 320 bệnh nhân; thậm chí tại bệnh viện Ung bướu có gần 3 bệnh nhân/giường…. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa quá chú trọng áp dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ trong khi bệnh viện lại chưa được tái cấu trúc kịp thời, hay xây dựng mới.
Ngoài ra, tại tuyến tỉnh, các bệnh viện được Bộ Y tế quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất rất khang trang, tuy nhiên, thiếu đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực thiếu trầm trọng, tay nghề hạn chế, người dân chưa tín nhiệm. Việc vượt tuyến là tất yếu. Hơn nữa, người bệnh lại được tự do chọn lựa cơ sở điều trị phù hợp với khả năng chi trả dù phải vượt tuyến, trong khi tại các bệnh viện, do không chặt chẽ trong quy trình khám chữa bệnh, việc tiếp nhận những trường hợp vượt tuyến không đúng vẫn diễn ra….
Vì vậy, mặc dù nhiều bệnh viện đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật cho tuyến trước, làm giảm tỷ lệ người bệnh chuyển viện, nhưng số lượng bệnh nhân tự đến lại tăng (tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, số lượng bệnh nhân tự đến tăng từ 79,4% vào năm 2010 lên đến 81,5% vào năm nay).
Đâu là biện pháp hiệu quả?
Vậy làm thế nào để việc phát triển, nâng cao hệ thống khám chữa bệnh tại thành phố ngang tầm các nước trong khu vực không kèm theo kéo theo sự quá tải, cũng như chấm dứt được tình trạng này? Đây không phải là công việc của riêng ngành y tế mà cần có sự tham gia của toàn xã hội; không chỉ áp dụng một giải pháp mà cần phải phối hợp nhiều giải pháp một cách đồng bộ.
Phó giáo sư-tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý nhận định, việc xác định các giải pháp chống quá tải cần căn cứ vào các nhóm nguyên nhân như nhu cầu khám chữa bệnh tâm lý của người dân càng cao, nhu cầu được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; sự xuất hiện của nhiều loại bệnh tật mới mà tại thành phố mới có đủ điều kiện để khám chữa bệnh như bệnh tay chân miệng…); việc đầu tư cơ sở vật chất y tế thấp; y tế cơ sở (địa phương cấp xã…) còn hạn chế và xây dựng các quy chế hướng dẫn chuyên môn của còn chậm bổ sung.
Từ đó, có thể thấy ngành y thành phố muốn giảm và chống được tình trạng quá tải cần phải mở rộng, xây dựng mới cơ sở hạ tầng bệnh viện nhằm tăng số lượng giường bệnh trên toàn dân, gắn liền với việc tăng cường các biện pháp chuyên môn cho các tuyến dưới. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng các biện pháp chế tài nếu để tình trạng quá tải diễn ra (như nếu bệnh viện hạng I có tình trạng 2-3 người/giường bệnh thì hạ xuống còn hạng II…). Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác truyền thông giáo dục người dân.
Theo ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, cách giảm quá tải tốt nhất đối với thành phố là xây các bệnh viện mới. Bởi vậy, việc quy hoạch, xây dựng mới các bệnh viện đã được đề ra và đang hoàn chỉnh để tiến tới khởi công xây dựng.
Nếu làm đúng theo lộ trình, thì đến năm 2014 thành phố có ít nhất 3 bệnh viện mới gồm Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Ung Bướu tại quận 9, Bệnh viện đa khoa Thủ Đức (được mở rộng hơn) và đến năm 2015, 3 bệnh viện tiếp theo sẽ hoàn thành. Và song song với đó là các hoạt động mở rộng đào tạo nhân lực, để tăng số lượng bác sỹ, tiến tới năm 2013 có 13 bác sỹ/vạn dân, năm 2015 có 15 bác sỹ/vạn dân. Thành phố đã chỉ đạo Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch mở cơ sở giảng dạy tại huyện Bình Chánh, quy hoạch Viện trường Củ Chi.
Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho các bệnh viện chuyên khoa, thành phố cũng tập trung xây dựng các bệnh viện cấp quận, huyện. Bởi một phần nguyên nhân làm quá tải tuyến là do các bệnh viện quận, huyện chưa sử dụng hết công suất bệnh viện (chỉ mới đạt 60%), nhiều phòng, khoa ban chưa được đầu tư đúng mức phù hợp với đặc điểm mô hình bệnh tật của vùng.
Ngoài ra trên thực tế, do vấn đề tự chủ toàn phần về tài chính, dẫn đến một số bệnh viện không muốn giảm quá tải vì còn phải lo lương bổng cho cán bộ y bác sỹ (có bệnh nhân có thêm khoản thu, hạn chế xây mới cơ sở hạ tầng…).
Do vậy, Bộ Y tế chấp nhận việc cho các bệnh viện tự chủ nhưng cũng phải kèm theo điều kiện chế tài nếu không làm giảm được tình trạng quá tải. Có như vậy thành phố mới hy vọng, không những giảm mà còn chấm dứt được tình trạng này trong thời gian tới./.
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)