Trong những ngày qua, số bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang có chiều hướng gia tăng.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, hiện nay mỗi ngày có từ 40-50 bệnh nhi mắc bệnh tiêu chảy nhập viện để điều trị, trong đó phần lớn là những ca nặng.
Trong tháng Ba, số bệnh nhân được chẩn đoán tiêu chảy tại phòng khám gần 4.960 ca, trong đó có 870 ca nặng phải nhập viện, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, trong ba tháng đầu năm, có hơn 800 bệnh nhân bị tiêu chảy cấp phải nhập viện điều trị, đa phần là những bệnh nhân nặng, có dấu hiệu suy kiệt cơ thể do mất nước.
Ngoài ra, những ngày đầu tháng Tư đã có ba trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả được phát hiện và điều trị tại Bệnh viện. Riêng ngày 12/4, tại Bệnh viện có 10 ca tiêu chảy nặng đang được điều trị, các bác sĩ đang tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc để có thể phát hiện kịp thời những ca tả.
Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết, Trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết thời tiết nắng nóng làm các trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm ở trẻ em gia tăng. Đồng thời, hiện nay đã phát hiện những trường hợp mắc tả nên các bậc phụ huynh cần chú ý phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ.
Theo bác sỹ, phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống; hạn chế ăn những thức ăn đường phố vì khó kiểm soát được nguồn thực phẩm. Khi trẻ bị tiêu chảy nên cho uống bù nước, không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy hoặc dùng sái thuốc phiện để điều trị tiêu chảy vì dễ gây ra ngộ độc, viêm ruột, chướng bụng.
Phụ huynh cũng không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh; khi thấy trẻ bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu mất nước nặng như sốt cao, co giật, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị.
Những người dân sống gần các sông, rạch nên chú ý không vức rác thải, phân xuống sông vì dễ tạo sự lây lan dịch bệnh, bác sỹ Phạm Thị Ngọc Tuyết khuyến cáo./.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, hiện nay mỗi ngày có từ 40-50 bệnh nhi mắc bệnh tiêu chảy nhập viện để điều trị, trong đó phần lớn là những ca nặng.
Trong tháng Ba, số bệnh nhân được chẩn đoán tiêu chảy tại phòng khám gần 4.960 ca, trong đó có 870 ca nặng phải nhập viện, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, trong ba tháng đầu năm, có hơn 800 bệnh nhân bị tiêu chảy cấp phải nhập viện điều trị, đa phần là những bệnh nhân nặng, có dấu hiệu suy kiệt cơ thể do mất nước.
Ngoài ra, những ngày đầu tháng Tư đã có ba trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả được phát hiện và điều trị tại Bệnh viện. Riêng ngày 12/4, tại Bệnh viện có 10 ca tiêu chảy nặng đang được điều trị, các bác sĩ đang tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc để có thể phát hiện kịp thời những ca tả.
Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết, Trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết thời tiết nắng nóng làm các trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm ở trẻ em gia tăng. Đồng thời, hiện nay đã phát hiện những trường hợp mắc tả nên các bậc phụ huynh cần chú ý phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ.
Theo bác sỹ, phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống; hạn chế ăn những thức ăn đường phố vì khó kiểm soát được nguồn thực phẩm. Khi trẻ bị tiêu chảy nên cho uống bù nước, không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy hoặc dùng sái thuốc phiện để điều trị tiêu chảy vì dễ gây ra ngộ độc, viêm ruột, chướng bụng.
Phụ huynh cũng không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh; khi thấy trẻ bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu mất nước nặng như sốt cao, co giật, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị.
Những người dân sống gần các sông, rạch nên chú ý không vức rác thải, phân xuống sông vì dễ tạo sự lây lan dịch bệnh, bác sỹ Phạm Thị Ngọc Tuyết khuyến cáo./.
Mai Phương (Vietnam+)