Ngày 23/7, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố tháng 7 có mức tăng 0,17% so với tháng trước.
Nếu so với đầu năm, chỉ số này có mức tăng 2,96%. Bình quân mỗi tháng có mức tăng 0,14%. Đây là mức tăng giá bình quân thấp nhất trong vòng 12 năm qua.
Các chuyên gia về thị trường nhận định, khả năng trong những tháng cuối năm tốc độ tăng giá sẽ cao hơn mức tăng bình quân của các tháng đầu năm do ảnh hưởng tăng giá xăng dầu, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng vào năm học mới và tình hình mưa bão ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi làm giảm nguồn cung.
Trong tháng này, những nhóm hàng có mức tăng giá là giao thông và bưu điện tăng 1,3%; văn hóa và giải trí tăng 0,4%; may mặc-mũ nón-giày dép tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%, trong đó lương thực tăng 0,1%, thực phẩm tăng 0,23%.
Những mặt hàng có mức giá giảm là dược phẩm và dịch vụ y tế giảm 0,4%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,93%; một số nhóm hàng có mức giảm nhẹ như nhà ở-điện nước-chất đốt và vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông, giáo dục.
Riêng nhóm hàng thực phẩm, thịt lợn có mức tăng 0,45%, thịt bò tăng 0,27%, thịt gia cầm tươi sống tăng 0,88%, thủy sản tươi sống tăng 1,07%, nước mắm-nước chấm tăng 0,81%, đồ gia vị tăng 0,25%, bơ-sữa-phomát tăng 0,1%.
Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số mặt hàng giảm giá như thịt chế biến giảm 0,12%, trứng các loại giảm 0,22%, dầu mỡ ăn giảm 0,56%, thủy sản chế biến giảm 0,46%, các loại đậu hạt giảm 0,81%, rau các loại giảm 0,42%, trái cây các loại giảm 0,35%.
So với tháng trước chỉ số giá vàng giảm tới 6,58%, còn chỉ số giá USD lại có mức tăng 0,79%./.
Nếu so với đầu năm, chỉ số này có mức tăng 2,96%. Bình quân mỗi tháng có mức tăng 0,14%. Đây là mức tăng giá bình quân thấp nhất trong vòng 12 năm qua.
Các chuyên gia về thị trường nhận định, khả năng trong những tháng cuối năm tốc độ tăng giá sẽ cao hơn mức tăng bình quân của các tháng đầu năm do ảnh hưởng tăng giá xăng dầu, giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng vào năm học mới và tình hình mưa bão ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi làm giảm nguồn cung.
Trong tháng này, những nhóm hàng có mức tăng giá là giao thông và bưu điện tăng 1,3%; văn hóa và giải trí tăng 0,4%; may mặc-mũ nón-giày dép tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%, trong đó lương thực tăng 0,1%, thực phẩm tăng 0,23%.
Những mặt hàng có mức giá giảm là dược phẩm và dịch vụ y tế giảm 0,4%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,93%; một số nhóm hàng có mức giảm nhẹ như nhà ở-điện nước-chất đốt và vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông, giáo dục.
Riêng nhóm hàng thực phẩm, thịt lợn có mức tăng 0,45%, thịt bò tăng 0,27%, thịt gia cầm tươi sống tăng 0,88%, thủy sản tươi sống tăng 1,07%, nước mắm-nước chấm tăng 0,81%, đồ gia vị tăng 0,25%, bơ-sữa-phomát tăng 0,1%.
Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số mặt hàng giảm giá như thịt chế biến giảm 0,12%, trứng các loại giảm 0,22%, dầu mỡ ăn giảm 0,56%, thủy sản chế biến giảm 0,46%, các loại đậu hạt giảm 0,81%, rau các loại giảm 0,42%, trái cây các loại giảm 0,35%.
So với tháng trước chỉ số giá vàng giảm tới 6,58%, còn chỉ số giá USD lại có mức tăng 0,79%./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)