Từ nay đến cuối năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm từng bước bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố với tổng kinh phí hơn 56 tỷ đồng.
Thành phố thực hiện việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lưu vực sông; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phục hồi cảnh quan môi trường sông...
Trong giai đoạn 2011-2015, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch nội thành và một số kênh rạch khu vực ngoại thành, khơi thông dòng chảy tự nhiên các kênh rạch; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải có khả năng gây ô nhiễm cao vào hệ thống sông Đồng Nai; kiểm soát sự lây lan truyền ô nhiễm xuyên địa bàn, kiểm soát lũ và xâm ngập mặn, phòng ngừa và ứng cứu sự cố tràn dầu ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục chương trình giải tỏa, tái định cư cho các nhà lụp xụp xây cất lấn chiếm kênh rạch thoát nước của thành phố; cải tạo và phục hồi môi trường cho những đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng; tổ chức triển khai thực hiện dự án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ưu tiên cho các hạng mục công trình thuộc bờ phải sông Sài Gòn-Nhà Bè kéo giáp với sông Vàm Cỏ Đông-Vàm Cỏ ở phía Tây thành phố.
Theo ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, trong thời gian qua, tình hình ô nhiễm môi trường ở thành phố đã được cải thiện tại một số kênh rạch nội thành, nhận thức và ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực.
Đến nay, 14/14 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố đã hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, 30/37 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được xử lý triệt để…
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai nhiều công trình hạ tầng cải thiện môi trường nước tại các lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tàu Hũ-Bến Nghé. Sau khi hoàn thành các công trình này góp phần cải thiện môi trường nước trong thành phố, đặc biệt khu vực nội thành./.
Thành phố thực hiện việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lưu vực sông; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phục hồi cảnh quan môi trường sông...
Trong giai đoạn 2011-2015, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch nội thành và một số kênh rạch khu vực ngoại thành, khơi thông dòng chảy tự nhiên các kênh rạch; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải có khả năng gây ô nhiễm cao vào hệ thống sông Đồng Nai; kiểm soát sự lây lan truyền ô nhiễm xuyên địa bàn, kiểm soát lũ và xâm ngập mặn, phòng ngừa và ứng cứu sự cố tràn dầu ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục chương trình giải tỏa, tái định cư cho các nhà lụp xụp xây cất lấn chiếm kênh rạch thoát nước của thành phố; cải tạo và phục hồi môi trường cho những đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng; tổ chức triển khai thực hiện dự án Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ưu tiên cho các hạng mục công trình thuộc bờ phải sông Sài Gòn-Nhà Bè kéo giáp với sông Vàm Cỏ Đông-Vàm Cỏ ở phía Tây thành phố.
Theo ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, trong thời gian qua, tình hình ô nhiễm môi trường ở thành phố đã được cải thiện tại một số kênh rạch nội thành, nhận thức và ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực.
Đến nay, 14/14 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố đã hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, 30/37 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được xử lý triệt để…
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai nhiều công trình hạ tầng cải thiện môi trường nước tại các lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tàu Hũ-Bến Nghé. Sau khi hoàn thành các công trình này góp phần cải thiện môi trường nước trong thành phố, đặc biệt khu vực nội thành./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)