Ngày 20/12, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết bắt đầu từ ngày 1/1/2012, giá vé trên các tuyến xe buýt có trợ giá được điều chỉnh.
Theo đó, tuyến có cự ly từ 18km trở lên, thay vì 31km như hiện nay, được áp dụng hai mức giá là 4.000 đồng và 5.000 đồng/hành khách/lượt.
Các tuyến có cự ly dưới 18km giá vé không đổi là 4.000 đồng/hành khách/lượt. Các tuyến có cự ly từ 18km trở lên, hành khách đi lại dưới 1/2 lộ trình giá vé 4.000 đồng/hành khách/lượt; hành khách đi lại từ 1/2 lộ trình trở lên giá vé 5.000 đồng/hành khách/lượt.
Đối với vé tập, với loại vé 4.000 đồng, tương ứng vé tập là 90.000 đồng tập/30vé; với loại vé 5.000 đồng tương ứng vé tập là 112.500 đồng tập/30 vé. Với việc điều chỉnh này, có 56 tuyến xe buýt có cự ly từ 18 km trở lên được điều chỉnh giá vé.
Ngoài ra, giá vé trên hai tuyến buýt nhanh Bến Thành-Bến xe Củ Chi (mã số 13) và Bến xe Chợ Lớn-Bến xe Củ Chi (mã số 94) cũng được điều chỉnh 7.000 đồng/hành khách/lượt. Riêng tuyến Bến Thành-Chợ Bình Điền (mã số 96) giá vé không thay đổi so với hiện nay là 10.000 đồng/hành khách/lượt.
Đối với học sinh, sinh viên, việc bán vé tập được tính ở hai loại là 84.000đồng tập/60 vé có giá trị sử dụng trên tất cả các tuyến xe buýt có trợ giá và 90.000 đồng/tập/30vé cho các tuyến có mã số 13, 94, 96.
Ông Lê Trung Tính, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết năm 2011, tổng kinh phí trợ giá cho xe buýt trên địa bàn thành phố là 1.269 tỷ đồng, tăng hơn 450 tỷ đồng so với năm 2010.
Nguyên nhân tiền trợ giá xe buýt tăng chủ yếu là do các yếu tố đầu vào của đơn giá chi phí vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiếp tục tăng mạnh, trong đó giá nhiên liệu và tiền lương chiếm 70% tổng chi phí giá thành, gây ảnh hưởng đến kinh phí trợ giá và chất lượng phục vụ của hệ thống xe buýt.
Dự kiến, trong năm 2012 kinh phí trợ giá cho xe buýt ước khoảng 1.500 tỷ đồng. Với nguồn kinh phí này, ngành giao thông sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách, nâng cao mức độ hài lòng và kéo người dân đi xe buýt./.
Theo đó, tuyến có cự ly từ 18km trở lên, thay vì 31km như hiện nay, được áp dụng hai mức giá là 4.000 đồng và 5.000 đồng/hành khách/lượt.
Các tuyến có cự ly dưới 18km giá vé không đổi là 4.000 đồng/hành khách/lượt. Các tuyến có cự ly từ 18km trở lên, hành khách đi lại dưới 1/2 lộ trình giá vé 4.000 đồng/hành khách/lượt; hành khách đi lại từ 1/2 lộ trình trở lên giá vé 5.000 đồng/hành khách/lượt.
Đối với vé tập, với loại vé 4.000 đồng, tương ứng vé tập là 90.000 đồng tập/30vé; với loại vé 5.000 đồng tương ứng vé tập là 112.500 đồng tập/30 vé. Với việc điều chỉnh này, có 56 tuyến xe buýt có cự ly từ 18 km trở lên được điều chỉnh giá vé.
Ngoài ra, giá vé trên hai tuyến buýt nhanh Bến Thành-Bến xe Củ Chi (mã số 13) và Bến xe Chợ Lớn-Bến xe Củ Chi (mã số 94) cũng được điều chỉnh 7.000 đồng/hành khách/lượt. Riêng tuyến Bến Thành-Chợ Bình Điền (mã số 96) giá vé không thay đổi so với hiện nay là 10.000 đồng/hành khách/lượt.
Đối với học sinh, sinh viên, việc bán vé tập được tính ở hai loại là 84.000đồng tập/60 vé có giá trị sử dụng trên tất cả các tuyến xe buýt có trợ giá và 90.000 đồng/tập/30vé cho các tuyến có mã số 13, 94, 96.
Ông Lê Trung Tính, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết năm 2011, tổng kinh phí trợ giá cho xe buýt trên địa bàn thành phố là 1.269 tỷ đồng, tăng hơn 450 tỷ đồng so với năm 2010.
Nguyên nhân tiền trợ giá xe buýt tăng chủ yếu là do các yếu tố đầu vào của đơn giá chi phí vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiếp tục tăng mạnh, trong đó giá nhiên liệu và tiền lương chiếm 70% tổng chi phí giá thành, gây ảnh hưởng đến kinh phí trợ giá và chất lượng phục vụ của hệ thống xe buýt.
Dự kiến, trong năm 2012 kinh phí trợ giá cho xe buýt ước khoảng 1.500 tỷ đồng. Với nguồn kinh phí này, ngành giao thông sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách, nâng cao mức độ hài lòng và kéo người dân đi xe buýt./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)