Hiện tổng đàn bò sữa tại Thành phố Hồ Chí Minh có 82.000 con, chiếm 80% tổng đàn bò sữa của cả nước. Tuy nhiên, với thực trạng giá thu mua sữa tươi thấp như hiện nay người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển và chăn nuôi đàn bò sữa.
Đầu vào cao, đầu ra thấp
Hiện thành phố có gần 8.880 hộ chăn nuôi, giảm hơn 110 hộ so với năm 2009, trong đó giảm mạnh nhất là xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Nguyên nhân nhiều hộ gia đình bỏ nghề chăn nuôi bò sữa là do giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra lại giảm, người nuôi không gánh nổi.
Theo ước tính của hội nông dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chi phí đầu vào của người nuôi bò sữa tăng từ 28-80%, trong khi đó giá thu mua tháng Năm vừa qua chỉ tăng so với tháng 12/2009 là 220 đồng/kg. Cụ thể, tháng 12/2009, giá thành sản xuất một kg sữa bình quân 5.600-6.300 đồng, công ty sữa thu mua 6.500-7.200 đồng/kg, nông dân có lãi chút ít.
Hiện nay, giá thành sản xuất một kg sữa bò từ 8.000-8.300 đồng, nông dân bán sữa lỗ 800 đồng/kg. Ngoài việc giá mua sữa không tăng, nông dân còn kêu trời vì việc thưởng phạt không công bằng.
Theo qui định chất lượng sản phẩm sữa khi thu mua của Công ty sữa Vinamilk, người nông dân bị trừ đến 700 đồng/kg sữa nếu vi phạm một trong ba chỉ tiêu gồm chất béo, vật chất khô và vi sinh vật.
Tuy nhiên, chỉ có một mức thưởng duy nhất là chỉ tiêu vật chất khô của thành phẩm sữa cao hơn mức qui định thì được thưởng 250 đồng/kg.
Công ty Friesland Campina thưởng chỉ tiêu vi sinh chỉ bằng 50% so với mức trừ của chỉ tiêu này. Ngoài ra, mức thưởng của chỉ tiêu tổng tạp trùng lại phân thành ba mức và mức tiền thưởng thấp so với mức khấu trừ.
Ông Nguyễn Văn Tủi, Phó Trưởng Ban Kinh tế-xã hội, Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần phải có chế độ thưởng phạt tương xứng. Không thể chấp nhận hình thức phạt nặng, thưởng nhẹ.”
Nhập nhằng chuyện hợp đồng
Qua phản ánh của nhiều người chăn nuôi bò sữa, hợp đồng có nhiều điều khoản bất lợi cho người nông dân, trong khi đó người chăn nuôi không có quyền tham gia bàn luận dự thảo hợp đồng trước khi ký kết.
Cụ thể, theo Công ty Friesland Campina, sẽ chấm dứt việc thu mua nếu người chăn nuôi không tuân thủ theo hợp đồng đã ký. Nhân viên Công ty Friesland Campina sẽ được lấy mẫu sữa thường xuyên từ sữa tươi của bên giao sữa vào bất kỳ thời điểm nào và nơi nào kể cả không có mặt bên giao sữa.
Tất cả những điều trên trong hợp đồng của Công ty Friesland Campina đã thể hiện sự thiếu công bằng trong kinh doanh vì mâu thuẫn của hai bên cần được giải quyết trước khi đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng.
Hơn nữa, trong hợp đồng không thể hiện tính minh bạch trong việc lấy mẫu xét nghiệm. Thấy rõ hợp đồng gây bất lợi cho người chăn nuôi, Hội Nông dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Công ty Friesland Campina, Công ty sữa Vinamilk xem xét lại bản hợp đồng để đôi bên cùng có lợi.
Tuy nhiên, Công ty sữa Vinamilk lại khẳng định trước khi những hợp đồng này đến tay bà con, công ty đã gửi cho Sở và Hội Nông dân để có ý kiến nhưng các cơ quan chức năng này không có ý kiến gì.
Ông Lưu Văn Tân, đại diện cho Công ty Friesland Campina cho rằng người dân có quyền không ký hợp đồng với công ty nếu thấy các thỏa thuận trong hợp đồng không phù hợp.
Người chăn nuôi bán, công ty mua, còn không bán thì thôi. Trước khi công ty cắt hợp đồng với người chăn nuôi, công ty có báo trước hai tuần, còn người nông dân tự ý cắt hợp đồng lại không thông báo. Đây là một điều bất lợi cho các công ty thu mua sữa.
Để người nông dân sống được với nghề chăn nuôi bò sữa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh phải cùng với các doanh nghiệp thu mua sữa tìm cách xóa bỏ các khâu trung gian; sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng ký kết giữa người nuôi bò với doanh nghiệp thu mua sữa cũng như quy chế thưởng, phạt… để giải quyết khó khăn cho người chăn nuôi bò sữa./.
Đầu vào cao, đầu ra thấp
Hiện thành phố có gần 8.880 hộ chăn nuôi, giảm hơn 110 hộ so với năm 2009, trong đó giảm mạnh nhất là xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Nguyên nhân nhiều hộ gia đình bỏ nghề chăn nuôi bò sữa là do giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra lại giảm, người nuôi không gánh nổi.
Theo ước tính của hội nông dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chi phí đầu vào của người nuôi bò sữa tăng từ 28-80%, trong khi đó giá thu mua tháng Năm vừa qua chỉ tăng so với tháng 12/2009 là 220 đồng/kg. Cụ thể, tháng 12/2009, giá thành sản xuất một kg sữa bình quân 5.600-6.300 đồng, công ty sữa thu mua 6.500-7.200 đồng/kg, nông dân có lãi chút ít.
Hiện nay, giá thành sản xuất một kg sữa bò từ 8.000-8.300 đồng, nông dân bán sữa lỗ 800 đồng/kg. Ngoài việc giá mua sữa không tăng, nông dân còn kêu trời vì việc thưởng phạt không công bằng.
Theo qui định chất lượng sản phẩm sữa khi thu mua của Công ty sữa Vinamilk, người nông dân bị trừ đến 700 đồng/kg sữa nếu vi phạm một trong ba chỉ tiêu gồm chất béo, vật chất khô và vi sinh vật.
Tuy nhiên, chỉ có một mức thưởng duy nhất là chỉ tiêu vật chất khô của thành phẩm sữa cao hơn mức qui định thì được thưởng 250 đồng/kg.
Công ty Friesland Campina thưởng chỉ tiêu vi sinh chỉ bằng 50% so với mức trừ của chỉ tiêu này. Ngoài ra, mức thưởng của chỉ tiêu tổng tạp trùng lại phân thành ba mức và mức tiền thưởng thấp so với mức khấu trừ.
Ông Nguyễn Văn Tủi, Phó Trưởng Ban Kinh tế-xã hội, Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần phải có chế độ thưởng phạt tương xứng. Không thể chấp nhận hình thức phạt nặng, thưởng nhẹ.”
Nhập nhằng chuyện hợp đồng
Qua phản ánh của nhiều người chăn nuôi bò sữa, hợp đồng có nhiều điều khoản bất lợi cho người nông dân, trong khi đó người chăn nuôi không có quyền tham gia bàn luận dự thảo hợp đồng trước khi ký kết.
Cụ thể, theo Công ty Friesland Campina, sẽ chấm dứt việc thu mua nếu người chăn nuôi không tuân thủ theo hợp đồng đã ký. Nhân viên Công ty Friesland Campina sẽ được lấy mẫu sữa thường xuyên từ sữa tươi của bên giao sữa vào bất kỳ thời điểm nào và nơi nào kể cả không có mặt bên giao sữa.
Tất cả những điều trên trong hợp đồng của Công ty Friesland Campina đã thể hiện sự thiếu công bằng trong kinh doanh vì mâu thuẫn của hai bên cần được giải quyết trước khi đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng.
Hơn nữa, trong hợp đồng không thể hiện tính minh bạch trong việc lấy mẫu xét nghiệm. Thấy rõ hợp đồng gây bất lợi cho người chăn nuôi, Hội Nông dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Công ty Friesland Campina, Công ty sữa Vinamilk xem xét lại bản hợp đồng để đôi bên cùng có lợi.
Tuy nhiên, Công ty sữa Vinamilk lại khẳng định trước khi những hợp đồng này đến tay bà con, công ty đã gửi cho Sở và Hội Nông dân để có ý kiến nhưng các cơ quan chức năng này không có ý kiến gì.
Ông Lưu Văn Tân, đại diện cho Công ty Friesland Campina cho rằng người dân có quyền không ký hợp đồng với công ty nếu thấy các thỏa thuận trong hợp đồng không phù hợp.
Người chăn nuôi bán, công ty mua, còn không bán thì thôi. Trước khi công ty cắt hợp đồng với người chăn nuôi, công ty có báo trước hai tuần, còn người nông dân tự ý cắt hợp đồng lại không thông báo. Đây là một điều bất lợi cho các công ty thu mua sữa.
Để người nông dân sống được với nghề chăn nuôi bò sữa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh phải cùng với các doanh nghiệp thu mua sữa tìm cách xóa bỏ các khâu trung gian; sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng ký kết giữa người nuôi bò với doanh nghiệp thu mua sữa cũng như quy chế thưởng, phạt… để giải quyết khó khăn cho người chăn nuôi bò sữa./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)