Ngày 14/6, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh họp bàn giải pháp chấn chỉnh vi phạm của xe taxi trên địa bàn thành phố.
Theo Hiệp hội taxi Thành phố Hồ Chí Minh, hai hãng xe bị nhái thương hiệu nhiều nhất là Mai Linh và Vinasun. Đã có trường hợp chủ hai hãng xe này truy tìm taxi nhái đến tận địa phương rồi kiện ra tòa.
Đại diện Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết tại khu vực sân bay đã diễn ra nhiều hành vi vi phạm như từ chối chở khách đi quãng đường ngắn, chạy không bấm đồng hồ mà thỏa thuận với khách, lấy tài sản của khách.
Đội Cảnh sát giao thông Quận 3 chia sẻ taxi không vào sân ga mà dừng đỗ dọc dài ở một số tuyến đường gần ga Sài Gòn như đường Nguyễn Thông, Lý Chính Thắng, Trần Văn Đang gây nên tình trạng ùn tắc, mất mỹ quan thành phố.
Theo Đội Cảnh sát giao thông quận Tân Bình, với những nơi cấm dừng đỗ, lái xe taxi cho xe chạy chậm, nếu lực lượng chức năng đến thì tăng ga bỏ chạy. Hàng tháng, Đội xử lý 40 đến 50 trường hợp liên quan đến các vi phạm của taxi.
Trong khi đó, theo đại diện Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, nhiều lái xe taxi cố tình vi phạm, khi lực lượng chức năng xử phạt thì lập tức gỡ logo giả, buộc thanh tra phải quay phim, chụp hình thì mới xử phạt được.
Tại cuộc họp, một số ban, ngành đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến nghị nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động của taxi trên địa bàn.
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã đặt ra quy định nếu lái xe của hãng nào vi phạm hai lỗi nghiêm trọng trong một ngày hoặc năm lỗi nghiêm trọng trong một tháng sẽ bị đình chỉ khai thác.
Đội Cảnh sát giao thông Quận 1 kiến nghị cần có lực lượng chốt tại nơi taxi hay dừng đỗ vi phạm và có thể áp dụng hình phạt bổ sung như tước giấy phép 30 ngày thay vì chỉ phạt tiền.
Còn Đội Cảnh sát giao thông quận Tân Bình cho rằng cần có quy định quản lý ràng buộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải và khống chế số lượng xe khai thác của các hãng.
Ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết lãnh đạo thành phố đã giao cho Sở quy hoạch hoạt động vận tải taxi với ba nội dung chính là tính toán số đầu xe cho mỗi giai đoạn, xây dựng bến bãi và xây dựng chính sách phát triển taxi ổn định, trật tự.
Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với lực lượng công an giao thông tiếp tục tăng cường kiểm tra xử phạt các hành vi vi phạm; yêu cầu các hãng không tháo dời tem taxi và đồng hồ trên xe. Nếu doanh nghiệp nào có nhiều xe vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải.
Cùng với làm quy hoạch bãi đậu xe cho taxi, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị các doanh nghiệp cần tích cực đào tạo kỹ năng và đạo đức cho lái xe, không nhận lái xe taxi bị thôi việc của các hãng khác.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, tính đến hết năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh có 26 đơn vị (81% là doanh nghiệp, 19% là hợp tác xã) vận tải kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi với tổng số hơn 11.000 xe.
Năm 2010, Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương không cho tăng thêm đầu xe taxi hoạt động trên địa bàn, tuy nhiên một số hãng xe taxi của các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An đưa xe vào thành phố hoạt động, khiến việc quản lý xe taxi rất khó khăn./.
Theo Hiệp hội taxi Thành phố Hồ Chí Minh, hai hãng xe bị nhái thương hiệu nhiều nhất là Mai Linh và Vinasun. Đã có trường hợp chủ hai hãng xe này truy tìm taxi nhái đến tận địa phương rồi kiện ra tòa.
Đại diện Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết tại khu vực sân bay đã diễn ra nhiều hành vi vi phạm như từ chối chở khách đi quãng đường ngắn, chạy không bấm đồng hồ mà thỏa thuận với khách, lấy tài sản của khách.
Đội Cảnh sát giao thông Quận 3 chia sẻ taxi không vào sân ga mà dừng đỗ dọc dài ở một số tuyến đường gần ga Sài Gòn như đường Nguyễn Thông, Lý Chính Thắng, Trần Văn Đang gây nên tình trạng ùn tắc, mất mỹ quan thành phố.
Theo Đội Cảnh sát giao thông quận Tân Bình, với những nơi cấm dừng đỗ, lái xe taxi cho xe chạy chậm, nếu lực lượng chức năng đến thì tăng ga bỏ chạy. Hàng tháng, Đội xử lý 40 đến 50 trường hợp liên quan đến các vi phạm của taxi.
Trong khi đó, theo đại diện Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, nhiều lái xe taxi cố tình vi phạm, khi lực lượng chức năng xử phạt thì lập tức gỡ logo giả, buộc thanh tra phải quay phim, chụp hình thì mới xử phạt được.
Tại cuộc họp, một số ban, ngành đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến nghị nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động của taxi trên địa bàn.
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã đặt ra quy định nếu lái xe của hãng nào vi phạm hai lỗi nghiêm trọng trong một ngày hoặc năm lỗi nghiêm trọng trong một tháng sẽ bị đình chỉ khai thác.
Đội Cảnh sát giao thông Quận 1 kiến nghị cần có lực lượng chốt tại nơi taxi hay dừng đỗ vi phạm và có thể áp dụng hình phạt bổ sung như tước giấy phép 30 ngày thay vì chỉ phạt tiền.
Còn Đội Cảnh sát giao thông quận Tân Bình cho rằng cần có quy định quản lý ràng buộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải và khống chế số lượng xe khai thác của các hãng.
Ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết lãnh đạo thành phố đã giao cho Sở quy hoạch hoạt động vận tải taxi với ba nội dung chính là tính toán số đầu xe cho mỗi giai đoạn, xây dựng bến bãi và xây dựng chính sách phát triển taxi ổn định, trật tự.
Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với lực lượng công an giao thông tiếp tục tăng cường kiểm tra xử phạt các hành vi vi phạm; yêu cầu các hãng không tháo dời tem taxi và đồng hồ trên xe. Nếu doanh nghiệp nào có nhiều xe vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải.
Cùng với làm quy hoạch bãi đậu xe cho taxi, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị các doanh nghiệp cần tích cực đào tạo kỹ năng và đạo đức cho lái xe, không nhận lái xe taxi bị thôi việc của các hãng khác.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, tính đến hết năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh có 26 đơn vị (81% là doanh nghiệp, 19% là hợp tác xã) vận tải kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi với tổng số hơn 11.000 xe.
Năm 2010, Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương không cho tăng thêm đầu xe taxi hoạt động trên địa bàn, tuy nhiên một số hãng xe taxi của các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An đưa xe vào thành phố hoạt động, khiến việc quản lý xe taxi rất khó khăn./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)