Theo ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh: Giai đoạn 2012-2015, chương trình điều trị Methadone cho người nghiện ma túy của thành phố sẽ được mở rộng theo mô hình cơ sở điều trị và các điểm cấp thuốc vệ tinh.
Theo đó, các cơ sở điều trị sẽ cung cấp dịch vụ điều trị cho khoảng 1.400-2.100 bệnh nhân còn các điểm phát thuốc sẽ cung cấp Methadone hàng ngày cho khoảng 1.800-3.000 bệnh nhân. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện gần 80 tỷ đồng.
Trong năm 2012, bên cạnh duy trì hoạt động của 5 cơ sở, thành phố sẽ mở thêm 2 điểm nữa tại quận Gò Vấp và quận Tân Bình; mở thí điểm 2 điểm phát thuốc Methadone tại quận 12 và Trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy; cung cấp dịch vụ điều trị Methadone cho từ 2.000-2.500 bệnh nhân. Từ năm 2013-2015, thành phố sẽ mở rộng thêm từ 8-10 điểm phát thuốc, cung cấp dịch vụ điều trị Methadone cho 3.500-4.000 bệnh nhân.
Từ tháng 5/2008, được phép của Chính phủ, Bộ Y tế, thành phố đã triển khai thí điểm 3 cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại quận 4, Bình Thạnh, quận 6.
Tính đến hết tháng 5/2010 đã có 798 người nghiện ma túy tại thành phố được điều trị Methadone. Cuối năm 2010 đến 2/2012, thành phố đã mở rộng chương trình với 2 cơ sở đã đi vào hoạt động tại quận Thủ Đức và quận 8. Tính đến cuối 2/2012, đã có 1.214 người được điều trị bằng Methadone.
Một trong những hiệu quả rõ rệt của việc điều trị Methadone là sức khỏe, tinh thần bênh nhân tiến triển tốt; giảm tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm từ 24% xuống còn 0%; tăng tỷ lệ người sử dụng bao cao su từ 21% lên 41%; giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình bệnh nhân…
Cũng theo ông Hứa Ngọc Thuận, hiện nay tình hình sử dụng ma túy trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Số người sử dụng ma túy có danh sách cuối năm 2010 là 12.764 người nhưng con số thức tế có thể cao hơn gấp đôi./.
Theo đó, các cơ sở điều trị sẽ cung cấp dịch vụ điều trị cho khoảng 1.400-2.100 bệnh nhân còn các điểm phát thuốc sẽ cung cấp Methadone hàng ngày cho khoảng 1.800-3.000 bệnh nhân. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện gần 80 tỷ đồng.
Trong năm 2012, bên cạnh duy trì hoạt động của 5 cơ sở, thành phố sẽ mở thêm 2 điểm nữa tại quận Gò Vấp và quận Tân Bình; mở thí điểm 2 điểm phát thuốc Methadone tại quận 12 và Trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy; cung cấp dịch vụ điều trị Methadone cho từ 2.000-2.500 bệnh nhân. Từ năm 2013-2015, thành phố sẽ mở rộng thêm từ 8-10 điểm phát thuốc, cung cấp dịch vụ điều trị Methadone cho 3.500-4.000 bệnh nhân.
Từ tháng 5/2008, được phép của Chính phủ, Bộ Y tế, thành phố đã triển khai thí điểm 3 cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại quận 4, Bình Thạnh, quận 6.
Tính đến hết tháng 5/2010 đã có 798 người nghiện ma túy tại thành phố được điều trị Methadone. Cuối năm 2010 đến 2/2012, thành phố đã mở rộng chương trình với 2 cơ sở đã đi vào hoạt động tại quận Thủ Đức và quận 8. Tính đến cuối 2/2012, đã có 1.214 người được điều trị bằng Methadone.
Một trong những hiệu quả rõ rệt của việc điều trị Methadone là sức khỏe, tinh thần bênh nhân tiến triển tốt; giảm tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm từ 24% xuống còn 0%; tăng tỷ lệ người sử dụng bao cao su từ 21% lên 41%; giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình bệnh nhân…
Cũng theo ông Hứa Ngọc Thuận, hiện nay tình hình sử dụng ma túy trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Số người sử dụng ma túy có danh sách cuối năm 2010 là 12.764 người nhưng con số thức tế có thể cao hơn gấp đôi./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)