Ngày 4/1, triển khai chương trình công tác năm 2012, ngành lao động-thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đặt nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là giải quyết việc làm cho 265.000 lượt lao động, kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4,9% (năm 2010 là 5,1%, năm 2011 xấp xỉ 5%).
Theo ngành lao động, thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài các giải pháp tạo việc làm cho người lao động thông qua các chương trình và nguồn quỹ xã hội, thành phố sẽ chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động như xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, trả thưởng, thang bảng lương, giao kết hợp đồng…, từ đó xây dựng và đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Trong năm 2012, ngành lao động, thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức 1.800 cuộc thanh tra chuyên ngành về pháp luật lao động, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, trẻ em và bình đẳng giới, tổ chức giới thiệu việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động là người nước ngoài, an toàn lao động. Trong đó, ưu tiên hàng đầu cho thanh tra về thực hiện pháp luật lao động.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên địa bàn thành phố có trên dưới 70.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Thế nhưng năm qua, ngành lao đông, thương và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ mới thực hiện được 1.735 cuộc thanh tra chuyên ngành về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.
Năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho gần 300.000 lượt người (đạt 110,21% kế hoạch năm), tăng 0,19% so với năm 2010. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã giải quyết cho khoảng 88.000 trường hợp người lao động đến đăng ký đủ điều kiện nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp với số tiền chi trả là 395,6 tỷ đồng./.
Theo ngành lao động, thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài các giải pháp tạo việc làm cho người lao động thông qua các chương trình và nguồn quỹ xã hội, thành phố sẽ chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động như xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, trả thưởng, thang bảng lương, giao kết hợp đồng…, từ đó xây dựng và đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Trong năm 2012, ngành lao động, thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức 1.800 cuộc thanh tra chuyên ngành về pháp luật lao động, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, trẻ em và bình đẳng giới, tổ chức giới thiệu việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động là người nước ngoài, an toàn lao động. Trong đó, ưu tiên hàng đầu cho thanh tra về thực hiện pháp luật lao động.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên địa bàn thành phố có trên dưới 70.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Thế nhưng năm qua, ngành lao đông, thương và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ mới thực hiện được 1.735 cuộc thanh tra chuyên ngành về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.
Năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho gần 300.000 lượt người (đạt 110,21% kế hoạch năm), tăng 0,19% so với năm 2010. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã giải quyết cho khoảng 88.000 trường hợp người lao động đến đăng ký đủ điều kiện nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp với số tiền chi trả là 395,6 tỷ đồng./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)