Theo tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, trong Quy hoạch hệ thống các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015 đã xác định, đến cuối năm 2013 tất cả các cơ sở giết mổ gia súc thủ công hiện hữu phải chấm hứt hoạt động, ngoại trừ 2 cơ sở giết mổ tại huyện Cần Giờ cung cấp cho người dân của huyện.
Thay vào đó, đến cuối năm 2013 thành phố sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một số nhà máy giết mổ gia súc quy mô công nghiệp hiện đại. Đó là Nhà máy chế biến thực phẩm Tân Hiệp với công suất 1.000-3.000 con/ngày; Nhà máy giết mổ của Công ty cổ phần thương mại Hóc Môn công suất 1000-2000 con/ngày; Nhà máy giết mổ Tân Thạnh Tây của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn công suất 1.500-2000 con/ngày.
Không chỉ có các cơ sở giết mổ gia súc thủ công phải chấm dứt hoạt động vào năm 2013 mà các cơ sở giết mổ gia cầm thủ công cũng phải tuân thủ quy định này. Để phục vụ nhu cầu thực phẩm từ gia cầm của người dân, năm 2013 thành phố sẽ đầu tư xây dựng 2 nhà máy giết mổ gia cầm công nghiệp.
Đó là Nhà máy giết mổ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trại Việt có công suất 26.000 con/ngày; Nhà máy giết mổ Tân Thạnh Tây của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có công suất 100.000-150.000 con/ngày.
Trong quy hoạch hệ thống giết mổ, thành phố xác định cơ sở giết mổ phải gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, chế biến công nghiệp, vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Để việc buôn bán sản phẩm từ gia súc, gia cầm được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thành phố dự kiến sẽ quản lý sản phẩm động vật theo chuỗi, từ đó xây dựng các thương hiệu sản phẩm thịt an toàn.
Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố, năm 2011 dân số thành phố là 7,4 triệu người, bình quân mỗi ngày tiêu thụ 11.000 con lợn, 1.200 con trâu, bò, 225.000 con gia cầm và 110 con dê, cừu.
Đến năm 2015, khi dân số thành phố tăng lên 8,4 triệu người, bình quân mỗi ngày sẽ tiêu thụ 13.500 con lợn; 1.800 con trâu, bò; 308.000 con gia cầm và 245 con dê, cừu./.
Thay vào đó, đến cuối năm 2013 thành phố sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một số nhà máy giết mổ gia súc quy mô công nghiệp hiện đại. Đó là Nhà máy chế biến thực phẩm Tân Hiệp với công suất 1.000-3.000 con/ngày; Nhà máy giết mổ của Công ty cổ phần thương mại Hóc Môn công suất 1000-2000 con/ngày; Nhà máy giết mổ Tân Thạnh Tây của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn công suất 1.500-2000 con/ngày.
Không chỉ có các cơ sở giết mổ gia súc thủ công phải chấm dứt hoạt động vào năm 2013 mà các cơ sở giết mổ gia cầm thủ công cũng phải tuân thủ quy định này. Để phục vụ nhu cầu thực phẩm từ gia cầm của người dân, năm 2013 thành phố sẽ đầu tư xây dựng 2 nhà máy giết mổ gia cầm công nghiệp.
Đó là Nhà máy giết mổ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trại Việt có công suất 26.000 con/ngày; Nhà máy giết mổ Tân Thạnh Tây của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có công suất 100.000-150.000 con/ngày.
Trong quy hoạch hệ thống giết mổ, thành phố xác định cơ sở giết mổ phải gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, chế biến công nghiệp, vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Để việc buôn bán sản phẩm từ gia súc, gia cầm được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thành phố dự kiến sẽ quản lý sản phẩm động vật theo chuỗi, từ đó xây dựng các thương hiệu sản phẩm thịt an toàn.
Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố, năm 2011 dân số thành phố là 7,4 triệu người, bình quân mỗi ngày tiêu thụ 11.000 con lợn, 1.200 con trâu, bò, 225.000 con gia cầm và 110 con dê, cừu.
Đến năm 2015, khi dân số thành phố tăng lên 8,4 triệu người, bình quân mỗi ngày sẽ tiêu thụ 13.500 con lợn; 1.800 con trâu, bò; 308.000 con gia cầm và 245 con dê, cừu./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)