Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh cần có một đầu mối chung thống nhất trong công tác quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước trên địa bàn.
Tại Hội thảo báo cáo tổng kết Đề án “Tập trung đầu mối quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,” tổ chức ngày 9/7, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, từ kết quả đề án và tình hình thực tiễn của thành phố, việc tập trung quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố là yêu cầu thực tế và cần thiết. Thành phố có thể lựa chọn phương án thành lập Chi cục Quản lý nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phương án thành lập Sở Quản lý nước là cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều thách thức, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên nước như kết cấu hạ tầng khai thác, sử dụng nước xuống cấp; tình trạng sử dụng nước lãng phí, thiếu hiệu quả; tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất; hiệu quả phòng chống tác hại do nước gây ra chưa cao; nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, ô nhiễm...
Hiện nay, công tác quản lý tài nguyên nước ở thành phố được giao cho 5 sở ngành, gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Y tế dự phòng thuộc Sở Y tế, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn thuộc Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh nên trong quá trình thực hiện có sự chồng chéo, bất cập.
Cụ thể như việc cấp phép khai thác nước trong lĩnh vực nông nghiệp, quản lý các công trình thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng đơn vị này lại không được quyền xử phạt; việc quản lý xả nước thải vào hệ thống thoát nước không thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường mà được giao cho Công ty Thoát nước Đô thị thuộc Sở Xây dựng nhưng đơn vị này lại không kiểm soát được chất lượng nước thải sau khi đấu nối.../.
Tại Hội thảo báo cáo tổng kết Đề án “Tập trung đầu mối quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,” tổ chức ngày 9/7, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, từ kết quả đề án và tình hình thực tiễn của thành phố, việc tập trung quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố là yêu cầu thực tế và cần thiết. Thành phố có thể lựa chọn phương án thành lập Chi cục Quản lý nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phương án thành lập Sở Quản lý nước là cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều thách thức, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên nước như kết cấu hạ tầng khai thác, sử dụng nước xuống cấp; tình trạng sử dụng nước lãng phí, thiếu hiệu quả; tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất; hiệu quả phòng chống tác hại do nước gây ra chưa cao; nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, ô nhiễm...
Hiện nay, công tác quản lý tài nguyên nước ở thành phố được giao cho 5 sở ngành, gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Y tế dự phòng thuộc Sở Y tế, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn thuộc Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh nên trong quá trình thực hiện có sự chồng chéo, bất cập.
Cụ thể như việc cấp phép khai thác nước trong lĩnh vực nông nghiệp, quản lý các công trình thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng đơn vị này lại không được quyền xử phạt; việc quản lý xả nước thải vào hệ thống thoát nước không thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường mà được giao cho Công ty Thoát nước Đô thị thuộc Sở Xây dựng nhưng đơn vị này lại không kiểm soát được chất lượng nước thải sau khi đấu nối.../.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)