Theo Asia News Network, các nhà hàng và các hộ gia đình ở Trung Quốc lãng phí tới 60 triệu tấn lương thực mỗi năm, đủ để nuôi sống 200 triệu người, tương đương 15% dân số nước này.
Hiện nhiều người dân Trung Quốc đã quên hoặc không biết những gì liên quan đến các nạn đói trước đây, chẳng hạn như nhà văn nước này đoạt giải Nobel văn học, Mạc Ngôn đã mô tả trong cuốn tiểu thuyết “Frog” của ông rằng trong những năm đói kém vào cuối những năm 1950, trẻ con đã phải nuốt cả than vào bụng để lấp đầy dạ dày trống rỗng của chúng.
Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nhân Ngày lương thực Thế giới, các cơ quan và tổ chức có liên quan ở Trung Quốc đã đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng lãng phí cần khắc phục ngay này. Thậm chí, Giám đốc Sở lương thực Chendu ở Sichuan, Shu Gang còn nói trên phương tiện truyền thông địa phương rằng các bậc phụ huynh cần đôi lúc cho con em của mình biết cảm nhận thế nào là đói để có ý thức tiết kiệm hơn, bởi như quan chức này lưu ý là nhiều người đã quên đã có tới 30 triệu người bị chết vì thiếu đói trong giai đoạn 1958-1961 khi diễn ra Chiến dịch Đại nhảy vọt.
Nhà khoa học môi trường Ren Lianhai thuộc Đại học Công nghệ và Kinh doanh Bắc Kinh cho biết tình hình hiện nay đã thay đổi khi Trung Quốc không những sản xuất đủ cung cấp lương thực cho mình mà còn là một trong những nhà tài trợ thực phẩm lớn nhất thế giới. Nhưng đi kèm theo đó, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và đời sống được cải thiện, tình trạng lãng phí thực phẩm cũng xấu đi khi lượng rác thực phẩm tăng gia tăng với tốc độ 5-10%/năm trong những năm qua.
Trong những năm gần đây, các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm thực phẩm, song không đạt được kết quả không đáng kể. Nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống đã kêu gọi khách hàng chỉ lấy những món họ định ăn với số lượng đủ ăn. Song thực tế, chẳng hạn như tại quán ăn tự phục vụ Easy Home Office Tower ở Bắc Kinh mỗi ngày có tới 150 kg thực phẩm ăn thừa bị bỏ đi, và điều này được coi là không có gì đáng quan tâm.
Tiến sĩ Ren Lianhai cho biết tình trạng lãng phí thực phẩm ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn so với nhiều các nước khác còn do thói quen ăn uống là mọi người có xu hướng ăn cùng nhau và không ăn hết thức ăn được mang ra, vì cho rằng ăn hết thức ăn trên mâm là một điều mất mặt. Trong khi thực phẩm thừa phí bị bỏ đi ở các thành phố thì nhiều trẻ em nông thông, vùng sâu và vùng xa thường xuyên không đủ đồ ăn cái mặc. Thực phẩm ăn thừa bị loại bỏ còn gây “nhức đầu” cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý rác thải. Chẳng hạn tại Bắc Kinh mỗi ngày các hộ gia đình và nhà hàng thải ra 13.500 tấn rác thực phẩm, trong khi năng lực xử lý của cơ quan môi trường chỉ là 800 tấn.
[Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn giành Nobel Văn học]
Năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một kế hoạch chi 16 tỷ nhân dân tệ (2,54 tỷ USD) mỗi năm để cung cấp bữa ăn trưa cho 26 triệu học sinh ở nông thôn. Theo Tiến sĩ Ren Lianhai, tuyên truyền và xây dựng cho mỗi người ý thức tiết kiệm thực phẩm, coi đó là trách nhiệm xã hội của mình là vấn đề cần được dành sự quan tâm thích đáng của chính phủ và chính quyền các cấp nói riêng và của toàn xã hội nói chung./.
Hiện nhiều người dân Trung Quốc đã quên hoặc không biết những gì liên quan đến các nạn đói trước đây, chẳng hạn như nhà văn nước này đoạt giải Nobel văn học, Mạc Ngôn đã mô tả trong cuốn tiểu thuyết “Frog” của ông rằng trong những năm đói kém vào cuối những năm 1950, trẻ con đã phải nuốt cả than vào bụng để lấp đầy dạ dày trống rỗng của chúng.
Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nhân Ngày lương thực Thế giới, các cơ quan và tổ chức có liên quan ở Trung Quốc đã đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng lãng phí cần khắc phục ngay này. Thậm chí, Giám đốc Sở lương thực Chendu ở Sichuan, Shu Gang còn nói trên phương tiện truyền thông địa phương rằng các bậc phụ huynh cần đôi lúc cho con em của mình biết cảm nhận thế nào là đói để có ý thức tiết kiệm hơn, bởi như quan chức này lưu ý là nhiều người đã quên đã có tới 30 triệu người bị chết vì thiếu đói trong giai đoạn 1958-1961 khi diễn ra Chiến dịch Đại nhảy vọt.
Nhà khoa học môi trường Ren Lianhai thuộc Đại học Công nghệ và Kinh doanh Bắc Kinh cho biết tình hình hiện nay đã thay đổi khi Trung Quốc không những sản xuất đủ cung cấp lương thực cho mình mà còn là một trong những nhà tài trợ thực phẩm lớn nhất thế giới. Nhưng đi kèm theo đó, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và đời sống được cải thiện, tình trạng lãng phí thực phẩm cũng xấu đi khi lượng rác thực phẩm tăng gia tăng với tốc độ 5-10%/năm trong những năm qua.
Trong những năm gần đây, các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm thực phẩm, song không đạt được kết quả không đáng kể. Nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống đã kêu gọi khách hàng chỉ lấy những món họ định ăn với số lượng đủ ăn. Song thực tế, chẳng hạn như tại quán ăn tự phục vụ Easy Home Office Tower ở Bắc Kinh mỗi ngày có tới 150 kg thực phẩm ăn thừa bị bỏ đi, và điều này được coi là không có gì đáng quan tâm.
Tiến sĩ Ren Lianhai cho biết tình trạng lãng phí thực phẩm ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn so với nhiều các nước khác còn do thói quen ăn uống là mọi người có xu hướng ăn cùng nhau và không ăn hết thức ăn được mang ra, vì cho rằng ăn hết thức ăn trên mâm là một điều mất mặt. Trong khi thực phẩm thừa phí bị bỏ đi ở các thành phố thì nhiều trẻ em nông thông, vùng sâu và vùng xa thường xuyên không đủ đồ ăn cái mặc. Thực phẩm ăn thừa bị loại bỏ còn gây “nhức đầu” cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý rác thải. Chẳng hạn tại Bắc Kinh mỗi ngày các hộ gia đình và nhà hàng thải ra 13.500 tấn rác thực phẩm, trong khi năng lực xử lý của cơ quan môi trường chỉ là 800 tấn.
[Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn giành Nobel Văn học]
Năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một kế hoạch chi 16 tỷ nhân dân tệ (2,54 tỷ USD) mỗi năm để cung cấp bữa ăn trưa cho 26 triệu học sinh ở nông thôn. Theo Tiến sĩ Ren Lianhai, tuyên truyền và xây dựng cho mỗi người ý thức tiết kiệm thực phẩm, coi đó là trách nhiệm xã hội của mình là vấn đề cần được dành sự quan tâm thích đáng của chính phủ và chính quyền các cấp nói riêng và của toàn xã hội nói chung./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)