Sáng 12/6, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan tới việc quy hoạch xây dựng các nhà máy điện, trách nhiệm của Chính phủ đối với công tác dự báo nhu cầu sử dụng điện năng, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với Tập đoàn điện Việt Nam.
Phó Thủ tướng cũng trả lời về quỹ lương của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), giám sát việc hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, chính sách tiền tệ quốc gia; lãi suất ngân hàng, vấn đề cổ phần hóa của các doanh nghiệp...
Phó Thủ tướng đã giải đáp thỏa đáng từng vấn đề cụ thể mà các đại biểu đang quan tâm.
Tập trung mọi nguồn lực đảm bảo đủ điện
Giải đáp những chất vấn của các đại biểu liên quan tới tình trạng thiếu điện, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho biết những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo với nỗ lực cao nhất nhằm đảm bảo đủ điện năng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tốc độ phát triển điện năng tăng bình quân hàng năm từ 13-15%. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vào mùa khô khi mà các thủy điện thiếu nước để hoạt động.
Theo Phó Thủ tướng, có ba nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu điện như hiện nay, đó là việc triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực này chậm, đổi mới các thiết bị từ truyền tải đến sử dụng điện cũng chậm và người sử dụng điện vẫn chưa tiết kiệm. Một nguyên nhân khách quan là do thời tiết khô hạn, bởi 34% sản lượng là từ nguồn thủy điện trong khi nguồn nước lại khó khăn.
Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt tăng đầu tư nguồn, tổ chức lại ngành điện, từng bước thị trường hóa thị trường điện, tính tới xây dựng nhà máy điện hạt nhân, phong điện phát triển... Ông nhấn mạnh rằng vấn đề đảm bảo năng lượng quốc gia luôn được trực tiếp Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo.
Đối với Tập đoàn điện Việt Nam, ngoài sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo chuyển đổi mô hình đảm bảo hiệu quả cao nhất cung cấp điện phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Liên quan tới các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về việc cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng, Phó Thủ tướng cho rằng, căn cứ theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai thì các địa phương thực hiện nghiêm túc theo quy định luật pháp hiện hành.
Tuy nhiên sau khi rà soát lại đã phát hiện một số dự án có “vấn đề,” Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành chức năng và địa phương đánh giá lại, nếu sai phạm sẽ xử lý: rút giấy phép theo đúng qui định pháp luật Việt Nam, đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo Phó Thủ tướng, đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế...
Phó Thủ tướng đã giải trình và làm rõ những vấn đề mà các bộ trưởng đã trả lời trước đó về quỹ lương của SCIC, tiêu thụ nông sản cho nông dân nhất là những người sản xuất lúa có lãi trên 30%, chính sách tiền tệ quốc gia (tỷ giá và lãi suất), điều hành ngân sách Nhà nước...
"Cổ phần hóa phải làm từng bước để đạt hiệu quả cao nhất"
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) chất vấn về việc chậm cổ phần hóa, không đảm bảo thời điểm 1/7/2010, tất cả các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện có đều chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo Phó Thủ tướng, đây là tài sản quốc gia, nếu làm nhanh quá, thiếu thận trọng, bán trong lúc giá rẻ sẽ gây thiệt hại (ví dụ trong bối cảnh 2007, 2008, 2009 kinh tế thế giới, trong nước đang có nhiều bất lợi, có thể nhìn thấy ngay là khó có người mua). Cần tìm những cổ đông chiến lược, nhà đầu tư giỏi để bán lại một phần hoặc toàn bộ tài sản để tiến hành cổ phần hóa.
Như vậy, cơ hội, điều kiện trong thực tiễn không đúng như kế hoạch đã định là năm 2010 cơ bản cổ phần hóa xong 700 doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, tới thời điểm này, đã có thể đấy nhanh hơn tiến độ cổ phần hóa, phù hợp với tiến trình phục hồi kinh tế trong nước...
Phó Thủ tướng cho biết với tốc độ cổ phần hóa như vậy, đến ngày 1/7 tới sẽ chưa thực hiện chuyển đổi xong. Chính phủ đã xác định những công ty sẽ cổ phần, nếu định được giá thì trong thời kỳ này tiếp tục cổ phần. Những công ty không định cổ phần thì tới 1/7 này chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nếu là tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ hoạt động theo Nghị định của Chính phủ nữa vì có đặc thù.
Trả lời câu hỏi kết quả kinh doanh của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước và tiền cổ phần hóa sao không chuyển về ngân sách Nhà nước và sẽ kiểm soát như thế nào, Phó Thủ tướng cho biết hiện nay Việt Nam có loại hình doanh nghiệp được gọi là tập đoàn, tổng công ty nhà nước có hội đồng quản trị, tiền cổ phần hóa được theo luật hiện hành là tiếp tục đầu tư cho tập đoàn, tổng công ty này.
Cổ phần hóa theo hình thức tăng vốn vào là làm cho Tập đoàn, Tổng công ty lớn mạnh lên chứ không phải là bán hết đi để giảm năng lực. Cho nên, theo luật pháp hiện hành, tăng vốn để đầu tư trở lại theo định hướng chiến lược.
Đối với công ty độc lập mà cổ phần hóa rồi thì tập trung vốn lại ở SCIC, để tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực doanh nghiệp làm cho hệ thống doanh nghiệp lớn lên. Sử dụng vốn Nhà nước tăng năng lực, quy mô, chất lượng cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Phát triển thêm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các thành phần kinh tế khác ở trong nước như công ty cổ phần, công ty tư nhân, làm cho chiến lược phát triển doanh nghiệp mạnh lên... Đưa tiền về ngân sách giải quyết việc này, việc kia sẽ làm tiêu tan doanh nghiệp nhà nước, lấy gì làm chủ đạo, điều tiết, hướng dẫn để phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ phát triển vốn này vào đầu tư doanh nghiệp Nhà nước mà còn khuyến khích doanh các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, không hạn chế quy mô để cùng phát triển. Các thành phần kinh tế đan xen nhau trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đây chính là nội dung quan trọng của quan hệ sản xuất.
Phát biểu kết thúc toàn bộ phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng báo cáo bổ sung, giải trình và giải trình chất vấn của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng ngắn gọn đã làm rõ những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm về việc thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, quan hệ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, quản lý khai thác tài nguyên, điều hành của Chính phủ...
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần này thể hiện nghiêm túc và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội và các thành viên Chính phủ, được cử tri cả nức hết sức quan tâm.
Nét mới trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn là đã có báo cáo kết quả giám sát kiến nghị của cư tri, chất vấn theo nhóm vấn đề rõ hơn, tập trung sâu hơn và làm rõ thêm một số vấn đề mà cử tri cả nước đang quan tâm.
Sau Phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghi Đoàn thư ký hoàn thành văn bản gửi các Bô trưởng và vị đại biểu Quốc hội theo dõi giám sát./.
Phó Thủ tướng cũng trả lời về quỹ lương của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), giám sát việc hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, chính sách tiền tệ quốc gia; lãi suất ngân hàng, vấn đề cổ phần hóa của các doanh nghiệp...
Phó Thủ tướng đã giải đáp thỏa đáng từng vấn đề cụ thể mà các đại biểu đang quan tâm.
Tập trung mọi nguồn lực đảm bảo đủ điện
Giải đáp những chất vấn của các đại biểu liên quan tới tình trạng thiếu điện, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho biết những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo với nỗ lực cao nhất nhằm đảm bảo đủ điện năng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tốc độ phát triển điện năng tăng bình quân hàng năm từ 13-15%. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vào mùa khô khi mà các thủy điện thiếu nước để hoạt động.
Theo Phó Thủ tướng, có ba nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu điện như hiện nay, đó là việc triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực này chậm, đổi mới các thiết bị từ truyền tải đến sử dụng điện cũng chậm và người sử dụng điện vẫn chưa tiết kiệm. Một nguyên nhân khách quan là do thời tiết khô hạn, bởi 34% sản lượng là từ nguồn thủy điện trong khi nguồn nước lại khó khăn.
Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt tăng đầu tư nguồn, tổ chức lại ngành điện, từng bước thị trường hóa thị trường điện, tính tới xây dựng nhà máy điện hạt nhân, phong điện phát triển... Ông nhấn mạnh rằng vấn đề đảm bảo năng lượng quốc gia luôn được trực tiếp Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo.
Đối với Tập đoàn điện Việt Nam, ngoài sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo chuyển đổi mô hình đảm bảo hiệu quả cao nhất cung cấp điện phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Liên quan tới các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về việc cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng, Phó Thủ tướng cho rằng, căn cứ theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai thì các địa phương thực hiện nghiêm túc theo quy định luật pháp hiện hành.
Tuy nhiên sau khi rà soát lại đã phát hiện một số dự án có “vấn đề,” Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành chức năng và địa phương đánh giá lại, nếu sai phạm sẽ xử lý: rút giấy phép theo đúng qui định pháp luật Việt Nam, đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo Phó Thủ tướng, đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế...
Phó Thủ tướng đã giải trình và làm rõ những vấn đề mà các bộ trưởng đã trả lời trước đó về quỹ lương của SCIC, tiêu thụ nông sản cho nông dân nhất là những người sản xuất lúa có lãi trên 30%, chính sách tiền tệ quốc gia (tỷ giá và lãi suất), điều hành ngân sách Nhà nước...
"Cổ phần hóa phải làm từng bước để đạt hiệu quả cao nhất"
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) chất vấn về việc chậm cổ phần hóa, không đảm bảo thời điểm 1/7/2010, tất cả các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện có đều chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo Phó Thủ tướng, đây là tài sản quốc gia, nếu làm nhanh quá, thiếu thận trọng, bán trong lúc giá rẻ sẽ gây thiệt hại (ví dụ trong bối cảnh 2007, 2008, 2009 kinh tế thế giới, trong nước đang có nhiều bất lợi, có thể nhìn thấy ngay là khó có người mua). Cần tìm những cổ đông chiến lược, nhà đầu tư giỏi để bán lại một phần hoặc toàn bộ tài sản để tiến hành cổ phần hóa.
Như vậy, cơ hội, điều kiện trong thực tiễn không đúng như kế hoạch đã định là năm 2010 cơ bản cổ phần hóa xong 700 doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, tới thời điểm này, đã có thể đấy nhanh hơn tiến độ cổ phần hóa, phù hợp với tiến trình phục hồi kinh tế trong nước...
Phó Thủ tướng cho biết với tốc độ cổ phần hóa như vậy, đến ngày 1/7 tới sẽ chưa thực hiện chuyển đổi xong. Chính phủ đã xác định những công ty sẽ cổ phần, nếu định được giá thì trong thời kỳ này tiếp tục cổ phần. Những công ty không định cổ phần thì tới 1/7 này chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nếu là tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ hoạt động theo Nghị định của Chính phủ nữa vì có đặc thù.
Trả lời câu hỏi kết quả kinh doanh của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước và tiền cổ phần hóa sao không chuyển về ngân sách Nhà nước và sẽ kiểm soát như thế nào, Phó Thủ tướng cho biết hiện nay Việt Nam có loại hình doanh nghiệp được gọi là tập đoàn, tổng công ty nhà nước có hội đồng quản trị, tiền cổ phần hóa được theo luật hiện hành là tiếp tục đầu tư cho tập đoàn, tổng công ty này.
Cổ phần hóa theo hình thức tăng vốn vào là làm cho Tập đoàn, Tổng công ty lớn mạnh lên chứ không phải là bán hết đi để giảm năng lực. Cho nên, theo luật pháp hiện hành, tăng vốn để đầu tư trở lại theo định hướng chiến lược.
Đối với công ty độc lập mà cổ phần hóa rồi thì tập trung vốn lại ở SCIC, để tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực doanh nghiệp làm cho hệ thống doanh nghiệp lớn lên. Sử dụng vốn Nhà nước tăng năng lực, quy mô, chất lượng cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Phát triển thêm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các thành phần kinh tế khác ở trong nước như công ty cổ phần, công ty tư nhân, làm cho chiến lược phát triển doanh nghiệp mạnh lên... Đưa tiền về ngân sách giải quyết việc này, việc kia sẽ làm tiêu tan doanh nghiệp nhà nước, lấy gì làm chủ đạo, điều tiết, hướng dẫn để phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ phát triển vốn này vào đầu tư doanh nghiệp Nhà nước mà còn khuyến khích doanh các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, không hạn chế quy mô để cùng phát triển. Các thành phần kinh tế đan xen nhau trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đây chính là nội dung quan trọng của quan hệ sản xuất.
Phát biểu kết thúc toàn bộ phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng báo cáo bổ sung, giải trình và giải trình chất vấn của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng ngắn gọn đã làm rõ những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm về việc thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, quan hệ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, quản lý khai thác tài nguyên, điều hành của Chính phủ...
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần này thể hiện nghiêm túc và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội và các thành viên Chính phủ, được cử tri cả nức hết sức quan tâm.
Nét mới trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn là đã có báo cáo kết quả giám sát kiến nghị của cư tri, chất vấn theo nhóm vấn đề rõ hơn, tập trung sâu hơn và làm rõ thêm một số vấn đề mà cử tri cả nước đang quan tâm.
Sau Phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghi Đoàn thư ký hoàn thành văn bản gửi các Bô trưởng và vị đại biểu Quốc hội theo dõi giám sát./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)