"Chính phủ nên nghiên cứu quy định trách nhiệm xứng đáng của cơ quan Bảo hiểm Xã hội trong việc tham gia kiểm soát giá thuốc", là một trong những kiến nghị của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội với Chính phủ, liên quan đến tình hình quản lý Nhà nước về giá thuốc trong nước hiện nay.
Theo kết quả giám sát, khảo sát và thu thập ý kiến của Ủy ban được trình bày tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban, tổ chức trong hai ngày 21-22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề quản lý giá thuốc, biến động về giá thuốc trong nước vừa qua là có thật và do những yếu tố khách quan từ thị trường.
Tuy nhiên, giá thuốc chỉ biến động nhẹ với thuốc nội và đa số là thuốc thông dụng, còn việc tăng giá bất hợp lý có nơi tăng từ 200-300% ở một số rất ít loại thuốc thông dụng trong số khoảng 500 loại thông dụng, chủ yếu là thuốc ngoại nhập và biệt dược.
Điều đáng chú ý, việc tăng giá thuốc phần lớn xảy ra tại các bệnh viện đã qua đấu thầu và lại là các thuốc thông dụng, được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả, nhưng giá thuốc lại cao, thậm chí quá cao và mức giá lại khác nhau trong hệ thống bệnh viện trên cả nước.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên phân tích theo quy định về đấu thầu thuốc hiện nay, mới chỉ có gắn trách nhiệm của người quản lý việc sử dụng thuốc như bệnh viện, mà chưa có cơ chế gắn trách nhiệm của người quản lý kinh phí chi để mua thuốc và người sử dụng thuốc như đại diện cho bệnh nhân, hay cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
Vì hiện nay khoảng hơn 60% dân số tham gia Bảo hiểm Y tế và hàng năm quỹ bảo hiểm này chi trả cho các bệnh viện khoảng 5.000 tỷ đồng tiền thuốc. Vì vậy, nếu các bệnh viện tiếp tục có quyền tiêu tiền “của người khác” sẽ không có động lực để giữ ổn định giá thuốc hợp lý.
Rất nhiều ý kiến của các thành viên Ủy ban đồng tình với nhận định trên và cho rằng cần tăng cường chức năng quản lý Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra giá thuốc và quá trình đấu thầu thuốc. Đồng thời, Bảo hiểm Xã hội phải tham gia quá trình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện, bởi Bảo hiểm Xã hội chính là người trả tiền thuốc lớn nhất.
“Bảo hiểm Xã hội là người giữ tiền mua thuốc cho dân, phải tham gia quá trình đấu thầu thuốc, vì đó là thuốc để phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân”, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Liên quan đến việc bình ổn giá thuốc, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ phải có cơ chế quản lý, kiểm soát giá đầu vào của thuốc nhập ngoại vì thuốc này chính là mặt hàng thuốc tăng giá cao nhất và bất hợp lý nhất trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, trao đổi cùng các đại biểu, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý Dược thuộc Bộ Y tế cho biết về cơ bản, giá thuốc vẫn phải tuân thủ theo các quy luật chung của nền kinh tế như các hàng hóa khác, việc can thiệp vào thị trường thông qua các biện pháp hành chính chỉ là các giải pháp tạm thời, áp dụng trong một số trường hợp nhất định và phải phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý giá nói chung và giá thuốc nói riêng.
Trong hai ngày làm việc, ngoài việc nghe báo cáo và thảo luận về tình hình quản lý giá thuốc, phiên họp toàn thể của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng sẽ thảo luận, đóng góp ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; về quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm Xã hội.
Đồng thời, một số vấn đề của dự thảo Luật Người khuyết tật, dự án Bộ Luật lao động (sửa đổi); về chính sách giảm nghèo, chương trình xây dựng pháp luật năm 2011 và một số công tác của Ủy ban cũng sẽ được bàn tại phiên họp này./.
Theo kết quả giám sát, khảo sát và thu thập ý kiến của Ủy ban được trình bày tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban, tổ chức trong hai ngày 21-22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề quản lý giá thuốc, biến động về giá thuốc trong nước vừa qua là có thật và do những yếu tố khách quan từ thị trường.
Tuy nhiên, giá thuốc chỉ biến động nhẹ với thuốc nội và đa số là thuốc thông dụng, còn việc tăng giá bất hợp lý có nơi tăng từ 200-300% ở một số rất ít loại thuốc thông dụng trong số khoảng 500 loại thông dụng, chủ yếu là thuốc ngoại nhập và biệt dược.
Điều đáng chú ý, việc tăng giá thuốc phần lớn xảy ra tại các bệnh viện đã qua đấu thầu và lại là các thuốc thông dụng, được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả, nhưng giá thuốc lại cao, thậm chí quá cao và mức giá lại khác nhau trong hệ thống bệnh viện trên cả nước.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên phân tích theo quy định về đấu thầu thuốc hiện nay, mới chỉ có gắn trách nhiệm của người quản lý việc sử dụng thuốc như bệnh viện, mà chưa có cơ chế gắn trách nhiệm của người quản lý kinh phí chi để mua thuốc và người sử dụng thuốc như đại diện cho bệnh nhân, hay cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
Vì hiện nay khoảng hơn 60% dân số tham gia Bảo hiểm Y tế và hàng năm quỹ bảo hiểm này chi trả cho các bệnh viện khoảng 5.000 tỷ đồng tiền thuốc. Vì vậy, nếu các bệnh viện tiếp tục có quyền tiêu tiền “của người khác” sẽ không có động lực để giữ ổn định giá thuốc hợp lý.
Rất nhiều ý kiến của các thành viên Ủy ban đồng tình với nhận định trên và cho rằng cần tăng cường chức năng quản lý Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra giá thuốc và quá trình đấu thầu thuốc. Đồng thời, Bảo hiểm Xã hội phải tham gia quá trình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện, bởi Bảo hiểm Xã hội chính là người trả tiền thuốc lớn nhất.
“Bảo hiểm Xã hội là người giữ tiền mua thuốc cho dân, phải tham gia quá trình đấu thầu thuốc, vì đó là thuốc để phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân”, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Liên quan đến việc bình ổn giá thuốc, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ phải có cơ chế quản lý, kiểm soát giá đầu vào của thuốc nhập ngoại vì thuốc này chính là mặt hàng thuốc tăng giá cao nhất và bất hợp lý nhất trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, trao đổi cùng các đại biểu, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý Dược thuộc Bộ Y tế cho biết về cơ bản, giá thuốc vẫn phải tuân thủ theo các quy luật chung của nền kinh tế như các hàng hóa khác, việc can thiệp vào thị trường thông qua các biện pháp hành chính chỉ là các giải pháp tạm thời, áp dụng trong một số trường hợp nhất định và phải phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý giá nói chung và giá thuốc nói riêng.
Trong hai ngày làm việc, ngoài việc nghe báo cáo và thảo luận về tình hình quản lý giá thuốc, phiên họp toàn thể của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng sẽ thảo luận, đóng góp ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; về quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm Xã hội.
Đồng thời, một số vấn đề của dự thảo Luật Người khuyết tật, dự án Bộ Luật lao động (sửa đổi); về chính sách giảm nghèo, chương trình xây dựng pháp luật năm 2011 và một số công tác của Ủy ban cũng sẽ được bàn tại phiên họp này./.
Hoàng Liên Sơn (Vietnam+)