Hãng thông tin tài chính Bloomberg của Mỹ ngày 27/12 cho biết trái phiếu kho bạc cũng như các chứng thư tài chính Mỹ vẫn hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2011, bất chấp nền kinh tế Mỹ vẫn trì trệ và mức tín nhiệm tín dụng Mỹ bị cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Standard & Poor’s hạ xuống AAA.
Theo số liệu của Bloomberg, Bộ Tài chính Mỹ đã thu hút 3,04 USD cho mỗi một USD của 2.135 tỷ USD trái phiếu kho bạc cùng các chứng thư tài chính khác được bán ra.
Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1992 dưới chính quyền của Tổng thống George Bush cha, trong đó trái phiếu dài hạn được đánh giá là hấp dẫn nhất kể từ năm 1995.
Tỷ lệ bỏ thầu và số hấp dẫn thầu đạt mức cao kỷ lục là 9,07 USD cho một USD bỏ thầu khoản nợ 30 tỷ USD với lãi suất 0% do Bộ Tài chính Mỹ bán ra với thời hạn thanh toán trong vòng bốn tuần kể từ ngày 20/12/2011.
Giới phân tích tài chính Mỹ nhận định số trái phiếu và chứng thư tài chính được Mỹ bán ra không đáp ứng được nhu cầu mua vào của các nhà đầu tư và các chính phủ trên thế giới.
Nhu cầu trái phiếu kho bạc Mỹ tăng liên tục cho đến tận cuối năm 2011, khi các nhà đầu tư bỏ thầu 3,20 USD cho mỗi USD trái phiếu được bán trong tháng 11 và tháng 12.
Bên cạnh đó, khủng hoảng nợ chủ quyền kéo dài của châu Âu và mức tăng trưởng tiếp tục trì trệ của các nước phát triển đã khiến các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế cạnh tranh mua trái phiếu Mỹ bởi họ xem đó là tài sản an toàn nhất.
Ông Scott Graham, người đứng đầu bộ phận buôn bán chứng khoán chính phủ của Ngân hàng BMO Montreal, cho rằng Mỹ đang hưởng lợi từ một môi trường tài chính toàn cầu không ổn định.
Thâm hụt ngân sách của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã là hơn 4.000 tỷ USD trong ba năm tài chính, từ tháng 10/2008 đến tháng 9/2011. Tuy nhiên, thâm hụt này có thể giảm từ 1.300 tỷ USD trong năm 2011 xuống còn 1.100 tỷ USD vào năm sau.
Như vậy, với sự hấp dẫn kỷ lục của chứng khoán Mỹ, bất chấp số nợ của chính phủ Mỹ đã vượt quá 15.000 tỷ USD, chính quyền của Tổng thống Barak Obama hiện nay hầu như không gặp khó khăn nào khi tiếp tục tài trợ thiếu hụt ngân sách 1.000 tỷ USD trong bốn năm liên tục.
Ngoài ra, chính quyền Mỹ cũng đã đề nghị Quốc hội tăng quyền vay nợ của chính phủ liên bang thêm 1.200 tỷ USD khi mức nợ liên bang đã đụng trần 15.194 tỷ USD.
Theo dự báo của Bloomberg, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm sau và 2,5% trong năm kế tiếp. Trong khi đó, các số liệu dự báo của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) lần lượt là 2,7% và 3,25% ./.
Theo số liệu của Bloomberg, Bộ Tài chính Mỹ đã thu hút 3,04 USD cho mỗi một USD của 2.135 tỷ USD trái phiếu kho bạc cùng các chứng thư tài chính khác được bán ra.
Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1992 dưới chính quyền của Tổng thống George Bush cha, trong đó trái phiếu dài hạn được đánh giá là hấp dẫn nhất kể từ năm 1995.
Tỷ lệ bỏ thầu và số hấp dẫn thầu đạt mức cao kỷ lục là 9,07 USD cho một USD bỏ thầu khoản nợ 30 tỷ USD với lãi suất 0% do Bộ Tài chính Mỹ bán ra với thời hạn thanh toán trong vòng bốn tuần kể từ ngày 20/12/2011.
Giới phân tích tài chính Mỹ nhận định số trái phiếu và chứng thư tài chính được Mỹ bán ra không đáp ứng được nhu cầu mua vào của các nhà đầu tư và các chính phủ trên thế giới.
Nhu cầu trái phiếu kho bạc Mỹ tăng liên tục cho đến tận cuối năm 2011, khi các nhà đầu tư bỏ thầu 3,20 USD cho mỗi USD trái phiếu được bán trong tháng 11 và tháng 12.
Bên cạnh đó, khủng hoảng nợ chủ quyền kéo dài của châu Âu và mức tăng trưởng tiếp tục trì trệ của các nước phát triển đã khiến các chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế cạnh tranh mua trái phiếu Mỹ bởi họ xem đó là tài sản an toàn nhất.
Ông Scott Graham, người đứng đầu bộ phận buôn bán chứng khoán chính phủ của Ngân hàng BMO Montreal, cho rằng Mỹ đang hưởng lợi từ một môi trường tài chính toàn cầu không ổn định.
Thâm hụt ngân sách của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã là hơn 4.000 tỷ USD trong ba năm tài chính, từ tháng 10/2008 đến tháng 9/2011. Tuy nhiên, thâm hụt này có thể giảm từ 1.300 tỷ USD trong năm 2011 xuống còn 1.100 tỷ USD vào năm sau.
Như vậy, với sự hấp dẫn kỷ lục của chứng khoán Mỹ, bất chấp số nợ của chính phủ Mỹ đã vượt quá 15.000 tỷ USD, chính quyền của Tổng thống Barak Obama hiện nay hầu như không gặp khó khăn nào khi tiếp tục tài trợ thiếu hụt ngân sách 1.000 tỷ USD trong bốn năm liên tục.
Ngoài ra, chính quyền Mỹ cũng đã đề nghị Quốc hội tăng quyền vay nợ của chính phủ liên bang thêm 1.200 tỷ USD khi mức nợ liên bang đã đụng trần 15.194 tỷ USD.
Theo dự báo của Bloomberg, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm sau và 2,5% trong năm kế tiếp. Trong khi đó, các số liệu dự báo của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) lần lượt là 2,7% và 3,25% ./.
(TTXVN/Vietnam+)