Ngày 9/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức UNICEF tổ chức hội nghị “Triển khai đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế."
Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế, tiến sỹ Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nhấn mạnh công tác xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người dân. Đặc biệt, công tác xã hội càng cần thiết hơn trong quá trình phục hồi chức năng và chăm sóc tâm lý xã hội cho các bệnh nhân, người bị khủng hoảng, người sử dụng ma túy, người hành nghề mại dâm…
Về lâu dài, các đơn vị trường học, trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ của ngành cần làm tốt công tác đào tạo, tập huấn nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ y tế; cần thiết mở rộng mạng lưới công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe đến tận cộng đồng để có thể hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của chăm sóc sức khỏe ban đầu, đem dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến gần với người dân hơn; đồng thời, cần sớm nghiên cứu và hình thành mạng lưới hoạt động công tác xã hội tại tất cả các bệnh viện trên cả nước.
Theo thống kê của ngành y tế, hiện cả nước có hơn 1.000 bệnh viện, với gần 300.000 giường bệnh. Trong số đó, có 42 bệnh viện trung ương với gần 22.000 gường bệnh, 348 bệnh viện tuyến tỉnh với 199.342 giường bệnh.
Tuy nhiên, hiện tại, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành y tế (tại cộng đồng, trong bệnh viện và ở cấp hoạch định chính sách) đều thiếu hoặc ít có sự tham gia của công tác xã hội. Nếu hình thành một mạng lưới hoạt động công tác xã hội tại hàng trăm bệnh viện cũng có nghĩa là cần đến hàng nghìn nhân viên xã hội.
Thực tế, tại hầu hết các bệnh viện, hoạt động khám chữa bệnh chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y. Các biện pháp trị liệu về xã hội chưa được quan tâm, do vậy, chưa có chức danh chuyên môn về công tác xã hội trong cơ cấu nhân sự và chưa có phòng công tác xã hội trong tổ chức bộ máy của bệnh viện.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tổ chức các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ cho cán bộ y tế và bệnh nhân, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và vượt qua những lo lắng bệnh tật.
Một số bệnh viện tuyến trung ương đã triển khai hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh./.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế, tiến sỹ Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nhấn mạnh công tác xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người dân. Đặc biệt, công tác xã hội càng cần thiết hơn trong quá trình phục hồi chức năng và chăm sóc tâm lý xã hội cho các bệnh nhân, người bị khủng hoảng, người sử dụng ma túy, người hành nghề mại dâm…
Về lâu dài, các đơn vị trường học, trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ của ngành cần làm tốt công tác đào tạo, tập huấn nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ y tế; cần thiết mở rộng mạng lưới công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe đến tận cộng đồng để có thể hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của chăm sóc sức khỏe ban đầu, đem dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến gần với người dân hơn; đồng thời, cần sớm nghiên cứu và hình thành mạng lưới hoạt động công tác xã hội tại tất cả các bệnh viện trên cả nước.
Theo thống kê của ngành y tế, hiện cả nước có hơn 1.000 bệnh viện, với gần 300.000 giường bệnh. Trong số đó, có 42 bệnh viện trung ương với gần 22.000 gường bệnh, 348 bệnh viện tuyến tỉnh với 199.342 giường bệnh.
Tuy nhiên, hiện tại, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành y tế (tại cộng đồng, trong bệnh viện và ở cấp hoạch định chính sách) đều thiếu hoặc ít có sự tham gia của công tác xã hội. Nếu hình thành một mạng lưới hoạt động công tác xã hội tại hàng trăm bệnh viện cũng có nghĩa là cần đến hàng nghìn nhân viên xã hội.
Thực tế, tại hầu hết các bệnh viện, hoạt động khám chữa bệnh chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y. Các biện pháp trị liệu về xã hội chưa được quan tâm, do vậy, chưa có chức danh chuyên môn về công tác xã hội trong cơ cấu nhân sự và chưa có phòng công tác xã hội trong tổ chức bộ máy của bệnh viện.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tổ chức các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ cho cán bộ y tế và bệnh nhân, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và vượt qua những lo lắng bệnh tật.
Một số bệnh viện tuyến trung ương đã triển khai hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)