Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá, cần thường xuyên nắm chắc tình hình thị trường, cung-cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để lựa chọn đưa vào chương trình các mặt hàng thiết thực phục vụ ổn định đời sống nhân dân ở địa phương; trong đó ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước.
Đồng thời, các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát về giá cả và chất lượng hàng hóa tham gia chương trình theo đúng cam kết; có cơ chế điều chỉnh giá kịp thời khi giá thị trường có biến động, tránh để xảy ra hiện tượng giá bán hàng bình ổn cao hơn giá thị trường.
Bộ cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh thực hiện các biện pháp thích hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn giá, kết hợp với tổ chức bán hàng lưu động đến khu vực ngoại thành, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư để người dân, nhất là người có thu nhập thấp có nhiều cơ hội được thụ hưởng chương trình.
Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng thông qua thực hiện chương trình để triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng nhằm chủ động tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài và bảo đảm chất lượng chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu của chương trình và quy định của pháp luật; chống việc lợi dụng để thực hiện hành vi kinh doanh kiếm lời bất chính.
Đồng thời, các đơn vị cần xử phạt nghiêm và công bố công khai các hành vi vi phạm; có hình thức đánh giá, khen thưởng phù hợp đối với các doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần có biện pháp thiết thực, cụ thể để khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là sự tham gia tự nguyện của doanh nghiệp không nhận hỗ trợ vốn của Nhà nước, gắn với phát huy và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
Mặt khác, các địa phương công bố rộng rãi, công khai thông tin về chương trình để mọi người dân được biết; tiếp tục đánh giá những bất cập của chương trình để có giải pháp khắc phục kịp thời hoặc đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
[Hà Nội mở rộng mạng lưới bán hàng bình ổn giá]
Bộ Tài chính giao cho Sở Tài chính, phối hợp với Sở Công Thương và cơ quan chức năng liên quan báo cáo về Bộ nội dung Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá địa phương đang thực hiện hoặc dự kiến triển khai năm 2012 và dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013. Báo cáo đợt 1 phải được gửi về Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) trước ngày 5/10/2012 để tổng hợp báo cáo phục vụ kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII...
Ngoài việc tăng cường kiểm tra, giám sát chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá trên địa bàn theo nội dung trên, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo công tác quản lý và bình ổn giá; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật...
Thời gian qua, Ủy ban Nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường địa phương; trong đó có Chương trình sử dụng nguồn ngân sách tạm thời nhàn rỗi của địa phương, tạm ứng vốn không lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp để dự trữ một số hàng hóa thiết yếu với cam kết giá cả các mặt hàng bình ổn luôn thấp hơn giá thị trường từ 5-10% hoặc có mặt hàng thấp hơn đến 15%...
Chương trình được đánh giá là một trong những công cụ để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhất là các hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và đóng góp tích cực vào thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, theo phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây, Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá vẫn chưa hoàn toàn tạo được sự đồng thuận trong xã hội; đặc biệt, nhiều thông tin phản ảnh về việc có lúc, có nơi, giá bán hàng bình ổn chưa thấp hơn giá thị trường như cam kết, thậm chí còn cao hơn giá thị trường.../.
Đồng thời, các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát về giá cả và chất lượng hàng hóa tham gia chương trình theo đúng cam kết; có cơ chế điều chỉnh giá kịp thời khi giá thị trường có biến động, tránh để xảy ra hiện tượng giá bán hàng bình ổn cao hơn giá thị trường.
Bộ cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh thực hiện các biện pháp thích hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn giá, kết hợp với tổ chức bán hàng lưu động đến khu vực ngoại thành, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, khu tập trung đông dân cư để người dân, nhất là người có thu nhập thấp có nhiều cơ hội được thụ hưởng chương trình.
Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng thông qua thực hiện chương trình để triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng nhằm chủ động tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài và bảo đảm chất lượng chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu của chương trình và quy định của pháp luật; chống việc lợi dụng để thực hiện hành vi kinh doanh kiếm lời bất chính.
Đồng thời, các đơn vị cần xử phạt nghiêm và công bố công khai các hành vi vi phạm; có hình thức đánh giá, khen thưởng phù hợp đối với các doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần có biện pháp thiết thực, cụ thể để khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là sự tham gia tự nguyện của doanh nghiệp không nhận hỗ trợ vốn của Nhà nước, gắn với phát huy và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
Mặt khác, các địa phương công bố rộng rãi, công khai thông tin về chương trình để mọi người dân được biết; tiếp tục đánh giá những bất cập của chương trình để có giải pháp khắc phục kịp thời hoặc đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
[Hà Nội mở rộng mạng lưới bán hàng bình ổn giá]
Bộ Tài chính giao cho Sở Tài chính, phối hợp với Sở Công Thương và cơ quan chức năng liên quan báo cáo về Bộ nội dung Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá địa phương đang thực hiện hoặc dự kiến triển khai năm 2012 và dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013. Báo cáo đợt 1 phải được gửi về Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) trước ngày 5/10/2012 để tổng hợp báo cáo phục vụ kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII...
Ngoài việc tăng cường kiểm tra, giám sát chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá trên địa bàn theo nội dung trên, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo công tác quản lý và bình ổn giá; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật...
Thời gian qua, Ủy ban Nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường địa phương; trong đó có Chương trình sử dụng nguồn ngân sách tạm thời nhàn rỗi của địa phương, tạm ứng vốn không lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp để dự trữ một số hàng hóa thiết yếu với cam kết giá cả các mặt hàng bình ổn luôn thấp hơn giá thị trường từ 5-10% hoặc có mặt hàng thấp hơn đến 15%...
Chương trình được đánh giá là một trong những công cụ để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhất là các hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và đóng góp tích cực vào thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, theo phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây, Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá vẫn chưa hoàn toàn tạo được sự đồng thuận trong xã hội; đặc biệt, nhiều thông tin phản ảnh về việc có lúc, có nơi, giá bán hàng bình ổn chưa thấp hơn giá thị trường như cam kết, thậm chí còn cao hơn giá thị trường.../.
Thùy Dương (TTXVN)