Đoàn đại biểu Đảng ta do ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trungương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trungương dẫn đầu. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản do ông Ogata Yasuo, PhóChủ tịch Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản, TrưởngBan Quốc tế, Thành viên Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội Đảng Cộng sản NhậtBản, dẫn đầu.
Sau lời khai mạc của đồng chí Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trungương và lời chào mừng của Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, các đại biểu đã nghe haibáo cáo đề dẫn quan trọng của hai đồng chí Trưởng đoàn: Báo cáo của ông Đinh ThếHuynh, Trưởng Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam với nhan đề “Chủ nghĩa tư bảnvà chủ nghĩa xã hội hiện nay” và báo cáo của ông Ogata Yasuo, Trưởng Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản với nhan đề: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại và xuthế phát triển của chủ nghĩa xã hội.”
Trong phát biểu đề dẫn của mình, ông Đinh Thế Huynh nhiệt liệt chào mừng Đoànđại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản sang thăm Việt Nam và tham dự cuộc Trao đổi lýluận thường niên lần thứ IV giữa Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Cộng sản ViệtNam. Ông đánh giá, chủ đề của cuộc trao đổi lần này đề cập một vấn đề lớn, phạmvi bao quát rộng, tầm khái quát lý luận cao, nội dung phong phú và phức tạp, đặcbiệt là trong bối cảnh hiện nay dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốctế, thế giới mà chúng ta sống và chứng kiến đang biến đổi vô cùng nhanh chóng,phức tạp và khó lường.
Ông nhấn mạnh, hoạt động trong lòng một nước tư bản chủ nghĩa phát triển, do đó,hơn ai hết, Đảng Cộng sản Nhật Bản có thể đưa ra những phân tích, đánh giá kháchquan về chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay; bày tỏhy vọng rằng, các báo cáo khoa học của Đoàn đại biểu Nhật Bản tại cuộc trao đổilý luận này sẽ góp phần đem lại những nhận thức mới, giúp các đại biểu hiểu rõhơn về những vấn đề nội tại của chủ nghĩa tư bản. Các đại biểu Việt Nam cũng sẽđưa ra những kiến giải của mình về chủ nghĩa tư bản, đồng thời giới thiệu nhữngnhận thức lý luận mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.
Ông Đinh Thế Huynh đi sâu phân tích thời đại ngày nay nhìn từ đặc điểm của thếgiới đương đại; chủ nghĩa xã hội đổi mới - nhìn từ thực tiễn đổi mới và hội nhậpquốc tế, từ đó khẳng định, “với những kết quả, thành tựu to lớn đã đạt được, chophép chúng ta tin tưởng vào sức sống, triển vọng phát triển của chủ nghĩa xãhội.”
Ông nhấn mạnh: "Chủ nghĩa xã hội chúng ta đang hướng tới là chủ nghĩa xã hội đổimới. Mấu chốt của lý luận này là ở chỗ xác lập một mô hình chủ nghĩa xã hội cóđộng lực phát triển và phát triển bền vững.
Trước hết, chủ nghĩa xã hội, nhất là chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu, chậmphát triển, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, phải tập trung phát triển mạnh mẽlực lượng sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao, dựatrên kỹ thuật - công nghệ hiện đại đồng thời hình thành và củng cố quan hệ sảnxuất mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với lực lượng sản xuất đó. Đổi mới kinh tế ởViệt Nam đã đạt được những thành công, với việc phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa nhiều thành phần, đa dạng các hình thức sởhữu, các hình thức phân phối, các hình thức tổ chức sản xuất-kinh doanh, trongđó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắccủa nền kinh tế quốc dân. Nhờ đó, kinh tế trở nên năng động, tăng trưởng, pháttriển, đời sống và mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tiếp theo là đẩymạnh hội nhập kinh tế quốc tế và giờ đây là tích cực, chủ động hội nhập quốc tế,thu hút các nguồn nguồn lực bên ngoài, kết hợp nội lực và ngoại lực để pháttriển. Tóm lại, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, gắn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với pháttriển kinh tế tri thức, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ làm cơ sở để hộinhập kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ hai, trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất bằng cách phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phải đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tếvới phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từngbước, từng chính sách phát triển. Gắn liền phát triển kinh tế với phát triển xãhội, chính sách kinh tế thống nhất với chính sách xã hội, chú trọng thực hiện ansinh xã hội trong phát triển kinh tế. Coi đầu tư cho xã hội (nhất là giáo dục, ytế) là đầu tư chiều sâu, đầu tư cho phát triển. Công bằng phải thực hiện trongphân phối. Thực chất sâu xa của công bằng xã hội là công bằng và bình đẳng về cơhội phát triển cho tất cả mọi người. Chỉ với giá trị thấm nhuần chất nhân vănnày được thực hiện thì xã hội mới có động lực phát triển và phát triển lànhmạnh, bền vững. Xã hội ấy chính là xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ cơ chếbao cấp là tạo ra tất yếu kinh tế để mở rộng dân chủ. Khẳng định, xây dựng xãhội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”. Dân chủ chẳng những thuộc về bản chất của chủ nghĩaxã hội mà con là mục tiêu và động lực của phát triển. Dân chủ phải được thể hiệntrong mọi cấp độ của đời sống xã hội, phải được thể chế hóa, phải gắn liền dânchủ với pháp luật, kỷ cương xã hội. Cũng do đó, xây dựng và phát triển chủ nghĩaxã hội tất yếu phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng Cộng sản lãnh đạo và cầm quyềnhoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Mọi tổ chức đảng và đảngviên phải gương mẫu chấp hành pháp luật. Đẩy mạnh thực hành dân chủ trong Đảngđể thúc đẩy dân chủ trong xã hội.
Thứ tư, đổi mới không thể không nhấn mạnh tới vai trò, vị trí của văn hóa, xâydựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoavăn hóa nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng làvấn đề có tính thời sự đặt ra trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, con người là mục tiêu,động lực và chủ thể của phát triển, của chủ nghĩa xã hội. Phát triển giáodục-đào tạo và khoa học-công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, tạo ranhững động lực mạnh mẽ cho phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đó là những lĩnh vựccó tầm quan trọng chiến lược cần đột phá để tạo ra nguồn nhân lực chất lượngcao, tạo ra tiềm lực tư tưởng, trí tuệ của dân tộc, của Đảng, để đi tới thắnglợi của chủ nghĩa xã hội.
Thứ năm, đổi mới để phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thànhcông xã hội xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp sáng tạo vĩ đại của toàn dân do ĐảngCộng sản lãnh đạo. Trong điều kiện cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệtcoi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đó là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinhtế là nhiệm vụ trung tâm, phát triển văn hóa là xây dựng nền tảng tinh thần củaxã hội. Phải làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu, muốn vậy, phải chú trọng xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tưtưởng và tổ chức.
Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ ChíMinh; vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ ChíMinh đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sinh động trong nước và thế giới. Thườngxuyên chú trọng giáo dục và rèn luyện đạo đức, phẩm chất, nâng cao trình độ,nănglực của đảng viên, bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo bằng sự gương mẫu làcách lãnh đạo tốt nhất, có sức cổ vũ, lôi cuốn và tập hợp quần chúng thành sứcmạnh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa.”
Trong báo cáo đề dẫn với nhan đề “Chủ nghĩa tư bản hiện đại và xu thế phát triểncủa chủ nghĩa xã hội,” ông Ogata Yasuo, Trưởng Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sảnNhật Bản đã đề cập thực trạng hiện nay của chủ nghĩa tư bản trước những khó khăncủa cuộc suy thoái kinh tế và những khó khăn trong quá trình phục hồi, những bấtổn về an ninh chính trị, ông Ogata Yasuo cho rằng mọi sự “điều chỉnh” đểthích ứng của chủ nghĩa tư bản hiện nay tiếp tục đưa lại hệ quả xấu là khoét sâuthêm khoảng cách giữa giàu và nghèo.
Ông khẳng định, Đảng Cộng sản Nhật Bản với truyền thống đấu tranh chính trị vàbằng cương lĩnh hành động mới của mình, đang nỗ lực tập hợp lực lượng quầnchúng, phát triển các phong trào xã hội để đấu tranh vì các mục tiêu hòa bình,dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
Ông Ogata Yasuo cũng đã phân tích hai đặc điểm lớn của thế kỷ 20, đó là sựphát triển và lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam và Trung Quốcmặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, và việc đánh đổchế độ thực dân; đồng thời, nêu lên những đặc điểm của thế giới trong thập niênđầu tiên của thế kỷ 21, đó là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của những nướcđang xây dựng chủ nghĩa xã hội như Việt Nam và Trung Quốc; các nước tư bản chủnghĩa chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết khủng hoảng, kinh tế thế giới bắtđầu từ năm 2008, vẫn đang diễn biến rất phức tạp và đang bị tác động rất nghiêmtrọng của khủng hoảng nợ công ở châu Âu; những nước đang phát triển, trong đó cóViệt Nam và Trung Quốc sẽ là lực lượng thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi cơ cấu kinhtế và chính trị thế giới; các nước đang phát triển có xu hướng tìm kiếm conđường đi của mình bỏ qua chủ nghĩa tư bản; tất cả các nước trên thế giới ngàycàng có vai trò tham gia giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế trên thếgiới.
Về quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản, đồng chí Ogata Yasuo nhấn mạnh, mặc dù hai Đảng có những điểm khác nhau về lịch sử, điều kiệnhoạt động và về nhiệm vụ, nhưng có nhiều điểm tương đồng trong sự nghiệp và mụctiêu phấn đấu, luôn tăng cường giao lưu, bổ sung nhận thức cho nhau trong sựnghiệp cách mạng của mỗi Đảng.
Trong các ngày 29 và 30/10, các đại biểu sẽ tiếp tục nghe các tham luận của đạidiện hai đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản./.