Ngày 4/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự và trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho hai ông Nguyễn Hải Phong, Bùi Mạnh Cường; quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên cho 8 cán bộ của ngành kiểm sát.
Phát biểu tại lễ trao quyết định, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng các cán bộ kiểm sát vừa được bổ nhiệm vào vị trí công tác mới. Chủ tịch nước nhấn mạnh kết quả này khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện để ngành kiểm sát thực hiện tốt chức năng do Hiến pháp, pháp luật quy định, đặc biệt là trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; đồng thời phản ánh quá trình quy hoạch, đào tạo cán bộ của ngành kiểm sát và nỗ lực phấn đấu của cá nhân từng đồng chí vừa được bổ nhiệm.
Chủ tịch nước nêu rõ, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: trước mắt Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngành kiểm sát phải tiếp tục đổi mới, kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, thực hiện nâng cao chất lượng quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây cũng là đòi hỏi của xã hội và của công dân đối với hệ thống tư pháp nói chung và ngành kiểm sát nói riêng.
Trong tình hình mới, Chủ tịch nước yêu cầu ngành kiểm sát phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, là công cụ đấu tranh có hiệu qủa đối với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện mục tiêu “xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” được nêu trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị.
Chủ tịch nước đề nghị ngành kiểm sát tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: tiếp tục đổi mới công tác cán bộ để luôn có đội ngũ cán bộ có đức, có tài, tâm huyết với sự nghiệp chung, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, cán bộ nghiên cứu, tham mưu; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để kiện toàn tổ chức Viện kiểm sát các cấp theo tinh thần cải cách tư pháp, thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
Chủ tịch nước nêu rõ, ngành kiểm sát cần tích cực tham gia việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp; tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng, tổ chức và cán bộ, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc xử lý các vụ việc quan trọng, phức tạp; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.”
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng đại diện ngành kiểm sát đã phát biểu cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khẳng định lễ công bố và trao quyết định lần đầu tiên được tổ chức là trách nhiệm và vinh dự chung của ngành kiểm sát; hứa với Chủ tịch nước sẽ tiếp tục đoàn kết, gương mẫu tu dưỡng rèn luyện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn nhiệm vụ công tác mới, xứng đáng với sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và mong đợi của nhân dân./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự và trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho hai ông Nguyễn Hải Phong, Bùi Mạnh Cường; quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên cho 8 cán bộ của ngành kiểm sát.
Phát biểu tại lễ trao quyết định, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng các cán bộ kiểm sát vừa được bổ nhiệm vào vị trí công tác mới. Chủ tịch nước nhấn mạnh kết quả này khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện để ngành kiểm sát thực hiện tốt chức năng do Hiến pháp, pháp luật quy định, đặc biệt là trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; đồng thời phản ánh quá trình quy hoạch, đào tạo cán bộ của ngành kiểm sát và nỗ lực phấn đấu của cá nhân từng đồng chí vừa được bổ nhiệm.
Chủ tịch nước nêu rõ, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: trước mắt Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngành kiểm sát phải tiếp tục đổi mới, kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, thực hiện nâng cao chất lượng quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây cũng là đòi hỏi của xã hội và của công dân đối với hệ thống tư pháp nói chung và ngành kiểm sát nói riêng.
Trong tình hình mới, Chủ tịch nước yêu cầu ngành kiểm sát phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, là công cụ đấu tranh có hiệu qủa đối với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện mục tiêu “xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” được nêu trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị.
Chủ tịch nước đề nghị ngành kiểm sát tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: tiếp tục đổi mới công tác cán bộ để luôn có đội ngũ cán bộ có đức, có tài, tâm huyết với sự nghiệp chung, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, cán bộ nghiên cứu, tham mưu; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để kiện toàn tổ chức Viện kiểm sát các cấp theo tinh thần cải cách tư pháp, thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
Chủ tịch nước nêu rõ, ngành kiểm sát cần tích cực tham gia việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp; tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng, tổ chức và cán bộ, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc xử lý các vụ việc quan trọng, phức tạp; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.”
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng đại diện ngành kiểm sát đã phát biểu cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khẳng định lễ công bố và trao quyết định lần đầu tiên được tổ chức là trách nhiệm và vinh dự chung của ngành kiểm sát; hứa với Chủ tịch nước sẽ tiếp tục đoàn kết, gương mẫu tu dưỡng rèn luyện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn nhiệm vụ công tác mới, xứng đáng với sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và mong đợi của nhân dân./.
Hoàng Giang (TTXVN)