Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tuy số lượng bệnh nhi không tăng, dao động ở mức khoảng 2.000 bệnh nhân tới khám và 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú mỗi ngày, nhưng những ngày gần đây, trẻ tới khám và điều trị tại bệnh viện này do mắc các bệnh hô hấp, tiêu chảy lại có xu hướng tăng hơn.
Trẻ mắc bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ cao
“Thời điểm này, trẻ đến khám và nhập viện do mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (tương đương 15% và 12%). Tại khoa Hô hấp hiện có khoảng 120 bệnh nhân nội trú/70 giường bệnh. Khoa Tiêu hóa là 50 bệnh nhân/25 giường bệnh,” tiến sỹ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết.
Theo tiến sỹ Lê Thanh Hải, đối với các bệnh về đường hô hấp, nhất là viêm mũi họng thì có tới 90% ca bệnh là do virus (chỉ điều trị triệu chứng), chỉ 10% số ca bệnh hô hấp còn lại là được chỉ định điều trị bằng kháng sinh.
Do đó, các bậc cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh cho trẻ khi thấy trẻ có dấu hiệu thông thường như ho, sốt, sổ mũi… Quan trọng nhất vẫn là vệ sinh mũi họng và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ cần đưa tới bệnh viện để được thăm khám, làm những xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân gây bệnh.
“Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt dưới 2 tháng tuổi cần được chú ý chăm sóc hơn vì diễn tiến bệnh nặng ở nhóm trẻ này rất nhanh. Khi thấy các dấu hiệu bất thường như ho tăng, khó thở, chơi đùa ít và ăn uống ít, nôn trớ... thì cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời,” tiến sỹ Lê Thanh Hải nhấn mạnh.
Điều trị đúng cách cho trẻ bị tiêu chảy
Ngoài bệnh hô hấp, gần 1 tháng trở lại đây, trẻ nhập viện do bị tiêu chảy cấp (do Rota virus) tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhi khoa khẳng định, hiện tượng này vẫn nằm trong mô hình bệnh tật chung, tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy thường tăng hơn vào mùa đông, xuân.
Hầu hết trẻ nhỏ đều bị nhiễm Rota virus trước lúc 5 tuổi, thường gặp nhất ở trẻ từ 3-24 tháng tuổi và đây là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp khiến trẻ phải nhập viện (chiếm khoảng 60%).
Bác sỹ Bùi Thu Hương, Phụ trách khoa Tiêu hóa, cho biết: “Mỗi ngày, tại khoa có khoảng 30 bệnh nhi mắc bệnh tiêu chảy vào điều trị. Lượng bệnh nhân đông, có hôm lên tới 90 cháu, mà chỉ có 25 giường bệnh nên việc 2-3 cháu nằm chung một giường là khó tránh khỏi.”
Mặt khác, do thiếu kiến thức về bệnh tiêu chảy do Rota virus nên nhiều bà mẹ rất lo lắng khi con trẻ vẫn tiếp tục nôn trớ mà chỉ được điều trị bằng cách truyền dịch và cho uống thêm kẽm.
Giải đáp lo lắng này, bác sỹ Bùi Thu Hương khẳng định: “Theo phác đồ điều trị tiêu chảy do Rota virus thì quan trọng nhất là bù dịch cho trẻ (có thể bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch), bù kẽm (trong vòng 10-14 ngày) và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bởi vậy, các bà mẹ không nên quá lo lắng, trẻ mắc bệnh thường sốt, ho (dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng), có thể các cháu nôn rất nhiều. Sau 6-24 giờ, các cháu mới đi ngoài phân lỏng. Sang đến ngày thứ 5-6, bệnh của trẻ có thể mới ổn định."
Trong quá trình điều trị tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý pha Oresol đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, tuyệt đối không tự ý chia nhỏ gói thuốc và pha làm nhiều lần (dung dịch đậm hơn thì khi uống vào tiêu chảy sẽ tăng lên, ngược lại nếu pha loãng hơn thì sẽ không có tác dụng bù nước và chất điện giải). Nên đút từng thìa Oresol một cho trẻ (2 phút/lần), không nên cho trẻ tu hoặc uống liên tục.
“Uống nhiều và liên tục, Oresol không những không hấp thu vào đường ruột mà lượng nước có thể mất nhiều hơn do bị nôn. Nếu trẻ bị nôn thì dừng lại 10 phút sau lại cho uống với tốc độ chậm hơn. Trường hợp trẻ nôn nhiều, tốc độ đi ngoài mạnh hơn, sốt tăng lên, không được bù dịch, đi ngoài ra máu, mệt hơn... thì cần đưa tới bệnh viện ngay. Vì nếu không được bù dịch kịp thời, trẻ có thể tử vong,” bác sỹ Hương khuyến cáo.
Ngoài ra, các chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo các bà mẹ không nên sử dụng các thuốc chống nôn, chống "đi ngoài" cho trẻ bị tiêu chảy. Việc dùng thuốc chống nôn có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ li bì, khó phát hiện tình trạng bệnh ở trẻ nặng hơn. Còn các loại nước lá ổi, nước gạo rang hay thuốc chống "đi ngoài" sẽ làm cho phân vón lại nhưng thực ra quá trình viêm trong ruột vẫn diễn ra. Trường hợp phân không thải ra ngoài sẽ tích lại khiến bụng trướng lên làm trẻ ăn uống kém, không tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Để giúp trẻ chống lại sự "tấn công" của Rota virus trong mùa đông, các bà mẹ có con dưới 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi nên đưa trẻ đi uống vắcxin phòng bệnh (gồm 2 liều uống, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vắcxin là 1 tháng). Bên cạnh đó cần giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh bàn tay sạch sẽ.
Rota virus chủ yếu gây bệnh cho trẻ qua đường tiêu hóa (virus từ phân của người bệnh bám vào bề mặt các vật dụng trong gia đình, qua tay bé hoặc tay của người chăm sóc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ).
Trẻ mắc bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ cao
“Thời điểm này, trẻ đến khám và nhập viện do mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (tương đương 15% và 12%). Tại khoa Hô hấp hiện có khoảng 120 bệnh nhân nội trú/70 giường bệnh. Khoa Tiêu hóa là 50 bệnh nhân/25 giường bệnh,” tiến sỹ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết.
Theo tiến sỹ Lê Thanh Hải, đối với các bệnh về đường hô hấp, nhất là viêm mũi họng thì có tới 90% ca bệnh là do virus (chỉ điều trị triệu chứng), chỉ 10% số ca bệnh hô hấp còn lại là được chỉ định điều trị bằng kháng sinh.
Do đó, các bậc cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh cho trẻ khi thấy trẻ có dấu hiệu thông thường như ho, sốt, sổ mũi… Quan trọng nhất vẫn là vệ sinh mũi họng và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ cần đưa tới bệnh viện để được thăm khám, làm những xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân gây bệnh.
“Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt dưới 2 tháng tuổi cần được chú ý chăm sóc hơn vì diễn tiến bệnh nặng ở nhóm trẻ này rất nhanh. Khi thấy các dấu hiệu bất thường như ho tăng, khó thở, chơi đùa ít và ăn uống ít, nôn trớ... thì cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời,” tiến sỹ Lê Thanh Hải nhấn mạnh.
Điều trị đúng cách cho trẻ bị tiêu chảy
Ngoài bệnh hô hấp, gần 1 tháng trở lại đây, trẻ nhập viện do bị tiêu chảy cấp (do Rota virus) tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhi khoa khẳng định, hiện tượng này vẫn nằm trong mô hình bệnh tật chung, tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy thường tăng hơn vào mùa đông, xuân.
Hầu hết trẻ nhỏ đều bị nhiễm Rota virus trước lúc 5 tuổi, thường gặp nhất ở trẻ từ 3-24 tháng tuổi và đây là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp khiến trẻ phải nhập viện (chiếm khoảng 60%).
Bác sỹ Bùi Thu Hương, Phụ trách khoa Tiêu hóa, cho biết: “Mỗi ngày, tại khoa có khoảng 30 bệnh nhi mắc bệnh tiêu chảy vào điều trị. Lượng bệnh nhân đông, có hôm lên tới 90 cháu, mà chỉ có 25 giường bệnh nên việc 2-3 cháu nằm chung một giường là khó tránh khỏi.”
Mặt khác, do thiếu kiến thức về bệnh tiêu chảy do Rota virus nên nhiều bà mẹ rất lo lắng khi con trẻ vẫn tiếp tục nôn trớ mà chỉ được điều trị bằng cách truyền dịch và cho uống thêm kẽm.
Giải đáp lo lắng này, bác sỹ Bùi Thu Hương khẳng định: “Theo phác đồ điều trị tiêu chảy do Rota virus thì quan trọng nhất là bù dịch cho trẻ (có thể bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch), bù kẽm (trong vòng 10-14 ngày) và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bởi vậy, các bà mẹ không nên quá lo lắng, trẻ mắc bệnh thường sốt, ho (dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng), có thể các cháu nôn rất nhiều. Sau 6-24 giờ, các cháu mới đi ngoài phân lỏng. Sang đến ngày thứ 5-6, bệnh của trẻ có thể mới ổn định."
Trong quá trình điều trị tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý pha Oresol đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, tuyệt đối không tự ý chia nhỏ gói thuốc và pha làm nhiều lần (dung dịch đậm hơn thì khi uống vào tiêu chảy sẽ tăng lên, ngược lại nếu pha loãng hơn thì sẽ không có tác dụng bù nước và chất điện giải). Nên đút từng thìa Oresol một cho trẻ (2 phút/lần), không nên cho trẻ tu hoặc uống liên tục.
“Uống nhiều và liên tục, Oresol không những không hấp thu vào đường ruột mà lượng nước có thể mất nhiều hơn do bị nôn. Nếu trẻ bị nôn thì dừng lại 10 phút sau lại cho uống với tốc độ chậm hơn. Trường hợp trẻ nôn nhiều, tốc độ đi ngoài mạnh hơn, sốt tăng lên, không được bù dịch, đi ngoài ra máu, mệt hơn... thì cần đưa tới bệnh viện ngay. Vì nếu không được bù dịch kịp thời, trẻ có thể tử vong,” bác sỹ Hương khuyến cáo.
Ngoài ra, các chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo các bà mẹ không nên sử dụng các thuốc chống nôn, chống "đi ngoài" cho trẻ bị tiêu chảy. Việc dùng thuốc chống nôn có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ li bì, khó phát hiện tình trạng bệnh ở trẻ nặng hơn. Còn các loại nước lá ổi, nước gạo rang hay thuốc chống "đi ngoài" sẽ làm cho phân vón lại nhưng thực ra quá trình viêm trong ruột vẫn diễn ra. Trường hợp phân không thải ra ngoài sẽ tích lại khiến bụng trướng lên làm trẻ ăn uống kém, không tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Để giúp trẻ chống lại sự "tấn công" của Rota virus trong mùa đông, các bà mẹ có con dưới 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi nên đưa trẻ đi uống vắcxin phòng bệnh (gồm 2 liều uống, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vắcxin là 1 tháng). Bên cạnh đó cần giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh bàn tay sạch sẽ.
Rota virus chủ yếu gây bệnh cho trẻ qua đường tiêu hóa (virus từ phân của người bệnh bám vào bề mặt các vật dụng trong gia đình, qua tay bé hoặc tay của người chăm sóc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ).
Ngoài bệnh hô hấp và tiêu chảy, mùa đông xuân, trẻ cũng có thể mắc một số bệnh như sốt virus, sốt xuất huyết, viêm não... Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý tiêm phòng các vắcxin phòng bệnh cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng. Tránh thay đổi môi trường đột ngột, không nên cho trẻ ra ngoài vào buổi tối. Hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vệ sinh. Khi trẻ ốm nên cho trẻ ở nhà để tránh lây cho trẻ khác. |
(Báo Tin Tức/Vietnam+)