Tỉnh Đắk Lắk đang triển khai đề án “Bảo vệ nước dưới đất thành phố Buôn Ma Thuột.”
Đây là hợp phần “Đề án Bảo vệ nước dưới đất ở các thành phố lớn” của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81/2006QĐ-TTg ngày 14/4/2006 trong “Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020.”
Trong quá trình nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đã cho thấy, thành phố Buôn Ma Thuột có dân số tăng rất nhanh (phần lớn tăng cơ học), kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất ngày càng tăng.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua việc khai thác nước ngày càng nhiều, khó kiểm soát; việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp thực hiện chưa hợp lý. Tình trạng suy thoái tài nguyên nước đang ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững.
Thống kê sơ bộ, mỗi ngày thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng từ 32 đến 35.000m3 nước là nguồn nước dưới đất, mạch lộ nước tự nhiên và các giếng khoan.
Hầu hết các địa điểm khai thác nước ngầm thuộc địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận thuộc các huyện Krông Păk, Cư M’gar và Cư Kuin. Đó là chưa kể các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân khai thác lượng nước khá lớn từ các giếng khoan nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu tới nguồn nước dưới đất. Đó là việc khai thác nước vượt trữ lượng cho phép; khai thác thiếu quy hoạch, thiếu đánh giá nguồn; chưa xem xét đầy đủ vấn đề về nước dưới đất; công tác thu gom nước thải còn bất cập…
Hiện nay, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước dễ xảy ra do nguồn nước thải, rác thải xâm nhập làm ô nhiễm nguồn nước và quá trình sản xuất nông nghiệp với tác động của dư lượng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra hàng ngày.
Trên cơ sở xác định yêu cầu sử dụng nguồn nước lâu dài, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Trung (Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước-Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ của đề án là tập trung phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nước dưới đất. Trong đó tập trung nghiên cứu xác định điều kiện tồn tại, sự phân bố, số lượng, chất lượng nước dưới đất. Liên đoàn sơ bộ xác định nguyên nhân, nguy cơ và mức độ cạn kiệt nhiễm và ô nhiễm nước dưới đất; đồng thời đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo vệ nước dưới đất.
Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột có trên 320.000 dân, dự kiến đến năm 2015 dân số 350.000, đến năm 2020 dân số đạt trên 400.000 và nhu cầu nước sinh hoạt 65.000m3 ngày đêm.
Trước mắt và lâu dài, phải khai thác nước dưới đất hợp lý cân bằng với bảo vệ môi trường, khai thác khối lượng nước đủ theo quy hoạch và không để gây ô nhiễm nguồn nước. Để đạt được mục tiêu và nhu cầu cung cấp nước đạt chất lượng, đồng thời phát triển kinh tế bền vững, nhà hoạch định chính sách, nhà chuyên môn đã đề ra nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước dưới đất.
Dựa trên cấu tạo địa hình, địa phương xây dựng một số hồ đập, giữ lại nguồn nước mặt; đồng thời bố trí các lỗ khoan hợp lý để đưa nguồn nước hồ, đập đi vào lòng đất, tạo nguồn nước ngầm, bổ sung cho lượng nước dưới đất bị khai thác quá nhiều trong quá trình sản xuất công nghiệp, sinh hoạt…/.
Đây là hợp phần “Đề án Bảo vệ nước dưới đất ở các thành phố lớn” của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81/2006QĐ-TTg ngày 14/4/2006 trong “Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020.”
Trong quá trình nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đã cho thấy, thành phố Buôn Ma Thuột có dân số tăng rất nhanh (phần lớn tăng cơ học), kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất ngày càng tăng.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua việc khai thác nước ngày càng nhiều, khó kiểm soát; việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp thực hiện chưa hợp lý. Tình trạng suy thoái tài nguyên nước đang ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững.
Thống kê sơ bộ, mỗi ngày thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng từ 32 đến 35.000m3 nước là nguồn nước dưới đất, mạch lộ nước tự nhiên và các giếng khoan.
Hầu hết các địa điểm khai thác nước ngầm thuộc địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận thuộc các huyện Krông Păk, Cư M’gar và Cư Kuin. Đó là chưa kể các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân khai thác lượng nước khá lớn từ các giếng khoan nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nước đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu tới nguồn nước dưới đất. Đó là việc khai thác nước vượt trữ lượng cho phép; khai thác thiếu quy hoạch, thiếu đánh giá nguồn; chưa xem xét đầy đủ vấn đề về nước dưới đất; công tác thu gom nước thải còn bất cập…
Hiện nay, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước dễ xảy ra do nguồn nước thải, rác thải xâm nhập làm ô nhiễm nguồn nước và quá trình sản xuất nông nghiệp với tác động của dư lượng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra hàng ngày.
Trên cơ sở xác định yêu cầu sử dụng nguồn nước lâu dài, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Trung (Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước-Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ của đề án là tập trung phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm nước dưới đất. Trong đó tập trung nghiên cứu xác định điều kiện tồn tại, sự phân bố, số lượng, chất lượng nước dưới đất. Liên đoàn sơ bộ xác định nguyên nhân, nguy cơ và mức độ cạn kiệt nhiễm và ô nhiễm nước dưới đất; đồng thời đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo vệ nước dưới đất.
Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột có trên 320.000 dân, dự kiến đến năm 2015 dân số 350.000, đến năm 2020 dân số đạt trên 400.000 và nhu cầu nước sinh hoạt 65.000m3 ngày đêm.
Trước mắt và lâu dài, phải khai thác nước dưới đất hợp lý cân bằng với bảo vệ môi trường, khai thác khối lượng nước đủ theo quy hoạch và không để gây ô nhiễm nguồn nước. Để đạt được mục tiêu và nhu cầu cung cấp nước đạt chất lượng, đồng thời phát triển kinh tế bền vững, nhà hoạch định chính sách, nhà chuyên môn đã đề ra nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước dưới đất.
Dựa trên cấu tạo địa hình, địa phương xây dựng một số hồ đập, giữ lại nguồn nước mặt; đồng thời bố trí các lỗ khoan hợp lý để đưa nguồn nước hồ, đập đi vào lòng đất, tạo nguồn nước ngầm, bổ sung cho lượng nước dưới đất bị khai thác quá nhiều trong quá trình sản xuất công nghiệp, sinh hoạt…/.
Nguyễn Tiên Tri (TTXVN/Vietnam+)