Chiều 29/8, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức triển lãm chuyên đề “Quảng Ngãi - Di sản văn hóa biển đảo.”
Triển lãm trưng bày hơn 550 hiện vật, tài liệu, hình ảnh giới thiệu các sưu tập cổ vật văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, đồ gốm sứ thuộc thời Lê của Việt Nam và một số cổ vật khác được phát hiện tại vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) và Duyên hải Nam Trung Bộ; các tài liệu Hán Nôm có liên quan về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Triển lãm cũng giới thiệu những hình ảnh phản ánh đời sống văn hóa và tín ngưỡng của ngư dân vùng biển, tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế biển, đảo của tỉnh Quảng Ngãi.
Đặc biệt, triển lãm lần này còn giới thiệu mô hình ghe bầu (thương thuyền) - phương tiện vận chuyển đường hàng hải, một sản phẩm độc đáo của các xưởng đóng ghe thuyền miền Trung Việt Nam, trong đó có Quảng Ngãi, sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ XVI đến khoảng đầu thế kỷ XX; mô hình ghe câu (khinh thuyền/lê thuyền) - phương tiện của ngư dân Duyên hải Nam Trung Bộ dùng để đánh bắt thủy sản xa bờ, dài ngày trên biển, đồng thời cũng là phương tiện của đội Hoàng Sa, đội thủy binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa dùng để đi làm nhiệm vụ cắm mốc giới, đo đạc thủy trình, xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XIX.
Tại triển lãm này, Bảo tàng tổng hợp tỉnh trưng bày gần 400 cổ vật gốm, các sưu tập hiện vật văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, hiện vật gốm Chu Đậu thời Lê thế kỷ XV…
Nhà sưu tầm cổ vật Lâm Zũ Xênh trưng bày gần 150 cổ vật gốm văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, gốm thời Minh, Đường (Trung Quốc).
Triển lãm cũng giới thiệu 4 sắc phong thần Trấn Nam dinh Phó đô dương vã công thần Mai Đình Dõng (tước Quan Chiếu Vương) tìm thấy ở Hoa Sơn, và một sắc phong Trấn quốc công Bùi Tá Hán tại làng Vạn an, (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) - những người có công lớn trong việc khai mở vùng đất Nam Trung Bộ ngay từ nửa cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII.
Ngoài ra, còn có hơn 100 hình ảnh liên quan đến di tích, thắng cảnh, di sản văn hóa biển đảo Quảng Ngãi, các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, các bản trích từ các thư tịch cổ của Việt Nam…
Triển lãm nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về biển, đảo Quảng Ngãi cho các nhà nghiên cứu, khách tham quan du lịch và nhân dân trong tỉnh, đồng thời giới thiệu cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh hiểu thêm về các sưu tập cổ vật thuộc di sản văn hóa biển, đảo; hiểu rõ hơn về tiềm năng và các thế mạnh kinh tế biển, đảo từ đó tổ chức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa biển đảo gắn với định hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển, đảo trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, triển lãm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam, nhất là cho thế hệ trẻ.
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 2/9/2011./.
Triển lãm trưng bày hơn 550 hiện vật, tài liệu, hình ảnh giới thiệu các sưu tập cổ vật văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, đồ gốm sứ thuộc thời Lê của Việt Nam và một số cổ vật khác được phát hiện tại vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) và Duyên hải Nam Trung Bộ; các tài liệu Hán Nôm có liên quan về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Triển lãm cũng giới thiệu những hình ảnh phản ánh đời sống văn hóa và tín ngưỡng của ngư dân vùng biển, tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế biển, đảo của tỉnh Quảng Ngãi.
Đặc biệt, triển lãm lần này còn giới thiệu mô hình ghe bầu (thương thuyền) - phương tiện vận chuyển đường hàng hải, một sản phẩm độc đáo của các xưởng đóng ghe thuyền miền Trung Việt Nam, trong đó có Quảng Ngãi, sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ XVI đến khoảng đầu thế kỷ XX; mô hình ghe câu (khinh thuyền/lê thuyền) - phương tiện của ngư dân Duyên hải Nam Trung Bộ dùng để đánh bắt thủy sản xa bờ, dài ngày trên biển, đồng thời cũng là phương tiện của đội Hoàng Sa, đội thủy binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa dùng để đi làm nhiệm vụ cắm mốc giới, đo đạc thủy trình, xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XIX.
Tại triển lãm này, Bảo tàng tổng hợp tỉnh trưng bày gần 400 cổ vật gốm, các sưu tập hiện vật văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, hiện vật gốm Chu Đậu thời Lê thế kỷ XV…
Nhà sưu tầm cổ vật Lâm Zũ Xênh trưng bày gần 150 cổ vật gốm văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, gốm thời Minh, Đường (Trung Quốc).
Triển lãm cũng giới thiệu 4 sắc phong thần Trấn Nam dinh Phó đô dương vã công thần Mai Đình Dõng (tước Quan Chiếu Vương) tìm thấy ở Hoa Sơn, và một sắc phong Trấn quốc công Bùi Tá Hán tại làng Vạn an, (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) - những người có công lớn trong việc khai mở vùng đất Nam Trung Bộ ngay từ nửa cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII.
Ngoài ra, còn có hơn 100 hình ảnh liên quan đến di tích, thắng cảnh, di sản văn hóa biển đảo Quảng Ngãi, các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, các bản trích từ các thư tịch cổ của Việt Nam…
Triển lãm nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về biển, đảo Quảng Ngãi cho các nhà nghiên cứu, khách tham quan du lịch và nhân dân trong tỉnh, đồng thời giới thiệu cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh hiểu thêm về các sưu tập cổ vật thuộc di sản văn hóa biển, đảo; hiểu rõ hơn về tiềm năng và các thế mạnh kinh tế biển, đảo từ đó tổ chức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa biển đảo gắn với định hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển, đảo trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, triển lãm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam, nhất là cho thế hệ trẻ.
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 2/9/2011./.
Đinh Thị Hương (TTXVN/Vietnam+)