Những số liệu gần đây cho thấy triển vọng của kinh tế toàn cầu chưa sáng, trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực phục hồi nền kinh tế, trong khi đà tăng trưởng của Mỹ và các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn yếu.
Theo công ty Markit, sản lượng của lĩnh vực chế tạo tại Mỹ trong tháng 10/2013 giảm lần đầu tiên kể từ cuối năm 2009. Các chuyên gia nhận định việc đóng cửa của một số cơ quan Chính phủ Mỹ đã gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất.
Các nhà kinh tế dự đoán tình trạng này sẽ "hãm phanh" đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý IV/2013. Cuộc khảo sát của hãng Reuters đối với hơn 70 nhà kinh tế trong tuần trước dự kiến trong quý IV/2013, GDP của Mỹ sẽ mở rộng 2,3%, so với mức 2,5% trong quý III/2013.
Tương tự như Mỹ, kinh tế Eurozone cũng đánh đi tín hiệu không mấy khả quan. Trong tháng 10/2013, Chỉ số Quản lý Sức mua (PMI), do Markit công bố, tại Eurozone ở mức 51,5, giảm so với mức cao nhất trong 2 năm trong tháng 9/2013 (52,2).
Nhà kinh tế Andrew Kennigham, thuộc Capital Economics đánh giá số liệu này cho thấy đà phục hồi kinh tế đang bắt đầu yếu đi.
Trong khi đó, PMI của Trung Quốc trong cùng tháng tăng lên 50,9, so với mức 50,2 trong tháng trước, ghi dấu mức tăng mạnh nhất trong 7 tháng.
Theo nhà kinh tế Qu Hongbin, thuộc ngân hàng HSBC, đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang vững hơn trong quý IV/2013. Trong 9 tháng đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái và đang trên đà đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong cả năm. Song, đây vẫn là mức thấp nhất trong 14 năm.
Các chuyên gia cảnh báo đà tăng trưởng chậm lại của các nước châu Á có thể kéo dài từ giờ tới cuối năm, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu và nhiều quốc gia tiến hành chương trình cải cách.
Trong đó, kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, hai đầu tàu tăng trưởng của châu lục, sẽ rơi xuống mức thấp trong nhiều năm./.
Theo công ty Markit, sản lượng của lĩnh vực chế tạo tại Mỹ trong tháng 10/2013 giảm lần đầu tiên kể từ cuối năm 2009. Các chuyên gia nhận định việc đóng cửa của một số cơ quan Chính phủ Mỹ đã gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất.
Các nhà kinh tế dự đoán tình trạng này sẽ "hãm phanh" đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý IV/2013. Cuộc khảo sát của hãng Reuters đối với hơn 70 nhà kinh tế trong tuần trước dự kiến trong quý IV/2013, GDP của Mỹ sẽ mở rộng 2,3%, so với mức 2,5% trong quý III/2013.
Tương tự như Mỹ, kinh tế Eurozone cũng đánh đi tín hiệu không mấy khả quan. Trong tháng 10/2013, Chỉ số Quản lý Sức mua (PMI), do Markit công bố, tại Eurozone ở mức 51,5, giảm so với mức cao nhất trong 2 năm trong tháng 9/2013 (52,2).
Nhà kinh tế Andrew Kennigham, thuộc Capital Economics đánh giá số liệu này cho thấy đà phục hồi kinh tế đang bắt đầu yếu đi.
Trong khi đó, PMI của Trung Quốc trong cùng tháng tăng lên 50,9, so với mức 50,2 trong tháng trước, ghi dấu mức tăng mạnh nhất trong 7 tháng.
Theo nhà kinh tế Qu Hongbin, thuộc ngân hàng HSBC, đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang vững hơn trong quý IV/2013. Trong 9 tháng đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái và đang trên đà đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong cả năm. Song, đây vẫn là mức thấp nhất trong 14 năm.
Các chuyên gia cảnh báo đà tăng trưởng chậm lại của các nước châu Á có thể kéo dài từ giờ tới cuối năm, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu và nhiều quốc gia tiến hành chương trình cải cách.
Trong đó, kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, hai đầu tàu tăng trưởng của châu lục, sẽ rơi xuống mức thấp trong nhiều năm./.
Trà My (TTXVN)