Chiều 7/10, nhiều khu vực, tuyến đường giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ngập sâu trong nước từ 30-50cm, nhất là các khu vực có địa hình thấp do triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn.
Khu vực hẻm Dầu thuộc phường 25, quận Bình Thạnh được xem là nặng nhất với mực nước ngập sâu hơn 50cm, đã khiến hàng loạt xe gắn máy lưu thông bị chết máy và hàng chục nhà dân sinh sống trong hẻm bị nước tràn vào nhà.
Một số tuyến đường khác như Tầm Vu (quận Bình Thạnh), Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức), Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập (quận 7), Phú Mỹ (quận Bình Thạnh), Bến Mễ Cốc (quận 8), Trần Khắc Trân, Đặng Dung (quận 1) cũng bị nước ngập sâu hơn 30cm.
Tương tự, đường Lâm Văn Bền, quận 7 cũng ngập sâu hơn 30cm khiến nhiều trường học dù đã đến giờ tan trường nhưng nhà trường buộc phải giữ học sinh lại để chờ nước rút.
Đặc biệt, tại đường Huỳnh Tấn Phát dù mới được nâng cấp nhưng nhiều đoạn cũng bị ngập sâu khiến con đường kẹt xe nghiêm trọng và đến khoảng 18 giờ khi nước triều rút bớt thì tình trạng kẹt xe mới giảm.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước đạt đỉnh triều tại trạm Phú An (trên sông Sài Gòn) vào chiều ngày 7/10 là 1,42m. Dự kiến trong ngày 8/10, đỉnh triều sẽ lên 1,45m và đến ngày 9/10, đợt triều cường đầu tháng 10 đạt đỉnh ở mức 1,47m, vượt mức báo động hai.
Việc triều cường lên cao kết hợp với mưa do ảnh hưởng của không khí lạnh, hoạt động của hoàn lưu vùng áp thất gây ngập úng, tràn bờ bao một số huyện quận ven sông rạch.
Trước tình hình trên, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các địa phương có bờ bao, gần khu vực song, kênh rạch, đặc biệt là hai địa phương có bờ bao xung yếu quận 12 và Thủ Đức thông báo cho các phường, đơn vị trực thuộc và nhân dân trên địa bàn biết để chủ động phòng, tránh, ứng phó.
Các địa phương khẩn trương chỉ đạo rà soát, kiểm tra các vị trí bờ bao xung yếu có nguy cơ bị tràn bờ, bể bờ bao để kịp thời gia cố xử lý ngay trước thời điểm triều cường./.
Khu vực hẻm Dầu thuộc phường 25, quận Bình Thạnh được xem là nặng nhất với mực nước ngập sâu hơn 50cm, đã khiến hàng loạt xe gắn máy lưu thông bị chết máy và hàng chục nhà dân sinh sống trong hẻm bị nước tràn vào nhà.
Một số tuyến đường khác như Tầm Vu (quận Bình Thạnh), Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức), Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập (quận 7), Phú Mỹ (quận Bình Thạnh), Bến Mễ Cốc (quận 8), Trần Khắc Trân, Đặng Dung (quận 1) cũng bị nước ngập sâu hơn 30cm.
Tương tự, đường Lâm Văn Bền, quận 7 cũng ngập sâu hơn 30cm khiến nhiều trường học dù đã đến giờ tan trường nhưng nhà trường buộc phải giữ học sinh lại để chờ nước rút.
Đặc biệt, tại đường Huỳnh Tấn Phát dù mới được nâng cấp nhưng nhiều đoạn cũng bị ngập sâu khiến con đường kẹt xe nghiêm trọng và đến khoảng 18 giờ khi nước triều rút bớt thì tình trạng kẹt xe mới giảm.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước đạt đỉnh triều tại trạm Phú An (trên sông Sài Gòn) vào chiều ngày 7/10 là 1,42m. Dự kiến trong ngày 8/10, đỉnh triều sẽ lên 1,45m và đến ngày 9/10, đợt triều cường đầu tháng 10 đạt đỉnh ở mức 1,47m, vượt mức báo động hai.
Việc triều cường lên cao kết hợp với mưa do ảnh hưởng của không khí lạnh, hoạt động của hoàn lưu vùng áp thất gây ngập úng, tràn bờ bao một số huyện quận ven sông rạch.
Trước tình hình trên, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các địa phương có bờ bao, gần khu vực song, kênh rạch, đặc biệt là hai địa phương có bờ bao xung yếu quận 12 và Thủ Đức thông báo cho các phường, đơn vị trực thuộc và nhân dân trên địa bàn biết để chủ động phòng, tránh, ứng phó.
Các địa phương khẩn trương chỉ đạo rà soát, kiểm tra các vị trí bờ bao xung yếu có nguy cơ bị tràn bờ, bể bờ bao để kịp thời gia cố xử lý ngay trước thời điểm triều cường./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)