Theo AP, lịch sử gần đây trên bán đảo Triều Tiên làm hé lộ một khả năng chắc chắn rằng Triều Tiên sẽ tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ và chí tử vào Hàn Quốc, vấn đề chỉ là khi nào mà thôi.
Điều đáng lo ngại hơn là Hàn Quốc cũng thề rằng đòn trả đũa lần này sẽ mạnh hơn, dẫn tới khả năng một cuộc đụng độ nhỏ có thể sẽ trở thành một cuộc chiến lớn.
Trong những lời lẽ hăm dọa của Triều Tiên về việc tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ để đáp trả các lệnh trừng phạt mà Liên hợp quốc đã áp đặt đối với Bình Nhưỡng, dường như dư luận đã "bỏ sót" hoặc không chú ý đến tuyên bố của Bộ tư lệnh Tối cao quân đội Triều Tiên ngày 5/3, rằng Triều Tiên "sẽ thực hiện một cuộc tấn công công lý vào bất kỳ một mục tiêu nào tại bất kỳ một thời điểm nào tùy ý."
Những lời đe dọa này làm gợi nhớ các sự kiện thời gian gần đây, khi Triều Tiên - vốn tức giận vì bị coi thường - từng đưa ra các tuyên bố cứng rắn trước khi tiến hành trả thù đối thủ Hàn Quốc.
Ví dụ, khi xảy ra các vụ đụng độ hải quân với Hàn Quốc năm 1999 và 2009, Triều Tiên đã lớn tiếng tuyên bố trả đũa, và thực tế là sau đó diễn ra các vụ đổ máu, trong đó có vụ tấn công làm chết 50 người Hàn Quốc năm 2010 được quy là do Triều Tiên gây ra.
Bruce Klingner, cựu quan chức tình báo Mỹ hiện đang công tác tại Quỹ Heritage ở Washington, trong một bài viết gần đây đăng trên mạng của tổ chức này cho rằng các vụ tấn công cách đây ba năm "là những bằng chứng mạnh mẽ gợi nhắc tới những khả năng và toan tính của chế độ này."
Tình hình căng thẳng hiện nay cũng diễn ra tương tự như năm 2009, khi Liên hợp quốc thông qua các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên do nước này tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân, và Triều Tiên đã phản ứng đầy tức giận.
Tháng 11 năm đó, Hàn Quốc tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc chiến trên biển với Triều Tiên, và Bình Nhưỡng đã thề sẽ trả thù.
Tháng 3/2010, tàu chiến 1.200 tấn Cheonan của Hàn Quốc bị nổ tung và chìm trên biển Hoàng Hải, làm 46 thủy thủ chết. Một cuộc điều tra quốc tế do Hàn Quốc chủ trì kết luận rằng Triều Tiên đã tấn công tàu bằng ngư lôi. Phía Triều Tiên đã bác bỏ cáo buộc này.
Koh Yu-hwan, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul, cho rằng vụ chìm tàu Cheonan có thể là sự trả đũa cho thất bại hải quân bốn tháng trước đó.
Tháng 11/2010, Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc phải hoãn cuộc diễn tập bắn đạn thật thường kỳ dự kiến trên đảo Yeonpyeong, nơi chỉ cách Triều Tiên 7 dặm biển và thuộc vùng biển Hoàng Hải mà Triều Tiên tuyên bố chủ quyền.
Hàn Quốc đã tiến hành việc diễn tập và bắn pháo, như Seoul cho biết, vào vùng biển cách xa vùng lãnh thổ của Triều Tiên. Triều Tiên đã trút đạn pháo lên hòn đảo, làm hai thường dân và hai thủy thủ bị chết, dẫn đến việc Hàn Quốc dùng hỏa lực đáp trả.
Manh mối cho việc khi nào Triều Tiên có thể tấn công có lẽ nằm ở thời điểm của những mối đe dọa hiện nay. Triều Tiên hiện tức giận trước cuộc tập trận Mỹ-Hàn hàng năm đang diễn ra và sẽ kéo dài đến hết tháng 4/2013.
Triều Tiên chưa chắc sẽ tiến hành tấn công khi có quá nhiều hỏa lực của Mỹ đang tập trung như vậy, song theo giới phân tích, việc tấn công Hàn Quốc có thể diễn ra sau khi cuộc tập trận kết thúc.
Chon Hyun-joon, nhà phân tích tại Viện Thống Nhất Quốc gia ở Seoul, nhận định: "Họ im lặng khi căng thẳng đang cao và các vũ khí tối tân (của Mỹ) đang được đưa đến Hàn Quốc để tập trận."
Đôi khi phải mất nhiều tháng Triều Tiên mới thực hiện những lời đe dọa hoặc những cảnh báo đôi lúc khó hiểu của mình, song cũng từng có lúc họ hành động ngay.
Theo Victor Cha, cựu cố vấn châu Á của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, và nhà nghiên cứu Ellen Kim thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Triều Tiên từng khiêu khích quân sự trong vòng vài tuần mỗi khi có một tổng thống Hàn Quốc nhậm chức kể từ năm 1992.
Tân Tổng thống Park Geun-hye của Hàn Quốc vừa nhậm chức ngày 25/2. Ông Vitor Cha và nhà nghiên cứu Ellen Kim nhận định: "Có lẽ, Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích trong vài tuần tới"./.
Điều đáng lo ngại hơn là Hàn Quốc cũng thề rằng đòn trả đũa lần này sẽ mạnh hơn, dẫn tới khả năng một cuộc đụng độ nhỏ có thể sẽ trở thành một cuộc chiến lớn.
Trong những lời lẽ hăm dọa của Triều Tiên về việc tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ để đáp trả các lệnh trừng phạt mà Liên hợp quốc đã áp đặt đối với Bình Nhưỡng, dường như dư luận đã "bỏ sót" hoặc không chú ý đến tuyên bố của Bộ tư lệnh Tối cao quân đội Triều Tiên ngày 5/3, rằng Triều Tiên "sẽ thực hiện một cuộc tấn công công lý vào bất kỳ một mục tiêu nào tại bất kỳ một thời điểm nào tùy ý."
Những lời đe dọa này làm gợi nhớ các sự kiện thời gian gần đây, khi Triều Tiên - vốn tức giận vì bị coi thường - từng đưa ra các tuyên bố cứng rắn trước khi tiến hành trả thù đối thủ Hàn Quốc.
Ví dụ, khi xảy ra các vụ đụng độ hải quân với Hàn Quốc năm 1999 và 2009, Triều Tiên đã lớn tiếng tuyên bố trả đũa, và thực tế là sau đó diễn ra các vụ đổ máu, trong đó có vụ tấn công làm chết 50 người Hàn Quốc năm 2010 được quy là do Triều Tiên gây ra.
Bruce Klingner, cựu quan chức tình báo Mỹ hiện đang công tác tại Quỹ Heritage ở Washington, trong một bài viết gần đây đăng trên mạng của tổ chức này cho rằng các vụ tấn công cách đây ba năm "là những bằng chứng mạnh mẽ gợi nhắc tới những khả năng và toan tính của chế độ này."
Tình hình căng thẳng hiện nay cũng diễn ra tương tự như năm 2009, khi Liên hợp quốc thông qua các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên do nước này tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân, và Triều Tiên đã phản ứng đầy tức giận.
Tháng 11 năm đó, Hàn Quốc tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc chiến trên biển với Triều Tiên, và Bình Nhưỡng đã thề sẽ trả thù.
Tháng 3/2010, tàu chiến 1.200 tấn Cheonan của Hàn Quốc bị nổ tung và chìm trên biển Hoàng Hải, làm 46 thủy thủ chết. Một cuộc điều tra quốc tế do Hàn Quốc chủ trì kết luận rằng Triều Tiên đã tấn công tàu bằng ngư lôi. Phía Triều Tiên đã bác bỏ cáo buộc này.
Koh Yu-hwan, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul, cho rằng vụ chìm tàu Cheonan có thể là sự trả đũa cho thất bại hải quân bốn tháng trước đó.
Tháng 11/2010, Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc phải hoãn cuộc diễn tập bắn đạn thật thường kỳ dự kiến trên đảo Yeonpyeong, nơi chỉ cách Triều Tiên 7 dặm biển và thuộc vùng biển Hoàng Hải mà Triều Tiên tuyên bố chủ quyền.
Hàn Quốc đã tiến hành việc diễn tập và bắn pháo, như Seoul cho biết, vào vùng biển cách xa vùng lãnh thổ của Triều Tiên. Triều Tiên đã trút đạn pháo lên hòn đảo, làm hai thường dân và hai thủy thủ bị chết, dẫn đến việc Hàn Quốc dùng hỏa lực đáp trả.
Manh mối cho việc khi nào Triều Tiên có thể tấn công có lẽ nằm ở thời điểm của những mối đe dọa hiện nay. Triều Tiên hiện tức giận trước cuộc tập trận Mỹ-Hàn hàng năm đang diễn ra và sẽ kéo dài đến hết tháng 4/2013.
Triều Tiên chưa chắc sẽ tiến hành tấn công khi có quá nhiều hỏa lực của Mỹ đang tập trung như vậy, song theo giới phân tích, việc tấn công Hàn Quốc có thể diễn ra sau khi cuộc tập trận kết thúc.
Chon Hyun-joon, nhà phân tích tại Viện Thống Nhất Quốc gia ở Seoul, nhận định: "Họ im lặng khi căng thẳng đang cao và các vũ khí tối tân (của Mỹ) đang được đưa đến Hàn Quốc để tập trận."
Đôi khi phải mất nhiều tháng Triều Tiên mới thực hiện những lời đe dọa hoặc những cảnh báo đôi lúc khó hiểu của mình, song cũng từng có lúc họ hành động ngay.
Theo Victor Cha, cựu cố vấn châu Á của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, và nhà nghiên cứu Ellen Kim thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Triều Tiên từng khiêu khích quân sự trong vòng vài tuần mỗi khi có một tổng thống Hàn Quốc nhậm chức kể từ năm 1992.
Tân Tổng thống Park Geun-hye của Hàn Quốc vừa nhậm chức ngày 25/2. Ông Vitor Cha và nhà nghiên cứu Ellen Kim nhận định: "Có lẽ, Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích trong vài tuần tới"./.
(Vietnam+)