Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 29/11 tại trụ sở của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), tại Paris, Pháp, bà Cécile Duvelle, Thư ký Công ước bảo tồn văn hóa phi vật thể của UNESCO, cho biết: Hồ sơ thờ cúng tín ngưỡng vua Hùng của Việt Nam sẽ là một trong 35 các di sản được đệ trình để thông qua công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy Ban liên chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, sẽ tổ chức từ 3/12 đến 7/12 tại thủ đô Paris.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, bà Cécile Duvelle cho biết Việt Nam là đất nước rất năng động. Báo cáo năm nay của Việt Nam về bảo vệ di sản văn hóa rất chi tiết và được đánh giá tốt.
Bà Cécile Duvelle không thể nhớ hết các biện pháp mà Việt Nam đã đưa ra trong bản báo cáo, như các biện pháp về giáo dục để năng cao nhận thức của người dân nhưng tôi cho rằng Việt Nam là một quốc gia có nhiều sáng kiến trong việc bảo tồn các di sản văn hoá.
[Đề nghị công nhận di sản tín ngưỡng thờ vua Hùng]
Bà đánh giá rất cao việc áp dụng các kiến thức về bảo tồn di sản vào giáo dục bằng nhiều cách, dưới nhiều hình thức đa dạng.
Việt Nam cũng được nhắc đến nhiều trong các báo cáo của Ủy ban di sản của UNESCO bởi có những biện pháp, cách thức bảo tồn di sản đáng chú ý. Bà nhấn mạnh rõ ràng Việt Nam là một hình mẫu cho thấy không phải cứ là quốc gia giàu có mới có thể đưa ra được những biện pháp bảo tồn tốt nhất. Đặc biệt, Việt Nam đã gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với sự phát triển bền vững của đất nước, phát triển văn hóa và phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, tại cuộc họp báo bà Cécile Duvelle đã thông báo những nội dung sẽ được bàn thảo tại cuộc họp lần thứ 7 tới đây của Ủy Ban liên chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO như các vấn đề về tài chính, biện pháp tích cực và thiết thực để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể thế giới, thành lập ủy ban xem xét, đánh giá kiểm định đối với các di sản đề cử năm 2012, những đề nghị để chuẩn bị cho việc tổ chức 10 năm ngày đời Công ước về gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể (2003-2013).
Mặt khác, việc xem xét yêu cầu giúp đỡ quốc tế đối với một số nước và xem xét các báo cáo của các nước thành viên UNESCO đối với việc thực hiện công ước 2003 cũng là một trong các nội dung quan trọng sẽ được thảo luật tại kỳ họp lần thứ 7 này của Ủy ban liên Chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO./.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, bà Cécile Duvelle cho biết Việt Nam là đất nước rất năng động. Báo cáo năm nay của Việt Nam về bảo vệ di sản văn hóa rất chi tiết và được đánh giá tốt.
Bà Cécile Duvelle không thể nhớ hết các biện pháp mà Việt Nam đã đưa ra trong bản báo cáo, như các biện pháp về giáo dục để năng cao nhận thức của người dân nhưng tôi cho rằng Việt Nam là một quốc gia có nhiều sáng kiến trong việc bảo tồn các di sản văn hoá.
[Đề nghị công nhận di sản tín ngưỡng thờ vua Hùng]
Bà đánh giá rất cao việc áp dụng các kiến thức về bảo tồn di sản vào giáo dục bằng nhiều cách, dưới nhiều hình thức đa dạng.
Việt Nam cũng được nhắc đến nhiều trong các báo cáo của Ủy ban di sản của UNESCO bởi có những biện pháp, cách thức bảo tồn di sản đáng chú ý. Bà nhấn mạnh rõ ràng Việt Nam là một hình mẫu cho thấy không phải cứ là quốc gia giàu có mới có thể đưa ra được những biện pháp bảo tồn tốt nhất. Đặc biệt, Việt Nam đã gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với sự phát triển bền vững của đất nước, phát triển văn hóa và phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, tại cuộc họp báo bà Cécile Duvelle đã thông báo những nội dung sẽ được bàn thảo tại cuộc họp lần thứ 7 tới đây của Ủy Ban liên chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO như các vấn đề về tài chính, biện pháp tích cực và thiết thực để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể thế giới, thành lập ủy ban xem xét, đánh giá kiểm định đối với các di sản đề cử năm 2012, những đề nghị để chuẩn bị cho việc tổ chức 10 năm ngày đời Công ước về gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể (2003-2013).
Mặt khác, việc xem xét yêu cầu giúp đỡ quốc tế đối với một số nước và xem xét các báo cáo của các nước thành viên UNESCO đối với việc thực hiện công ước 2003 cũng là một trong các nội dung quan trọng sẽ được thảo luật tại kỳ họp lần thứ 7 này của Ủy ban liên Chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)