Trong khuôn khổ các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam, ngày 29/6, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố khai mạc triển lãm tranh “Kalpana - Những tác phẩm tạo hình đương đại Ấn Độ.”
Triển lãm trưng bày 29 tác phẩm của 14 họa sỹ lừng danh nhất đến từ Ấn Độ. Đây là những tác phẩm tranh phiên bản, được làm lại công phu từ các tác phẩm trên vải nguyên bản và do chính nghệ sỹ ưu tú người Ấn Độ Anjolie Ela Menon tuyển chọn và giám định.
Các tác phẩm từ tranh của Jamino Roy (sinh năm 1887) đến tranh của Arpana Caur (sinh năm 1954) đều thể hiện sự trỗi dậy của nghệ thuật Ấn Độ thoát khỏi bá chủ thực dân, để bước vào một kỷ nguyên mới của tự do nghệ thuật, đã được toàn cầu công nhận và hoanh nghênh.
Mặt khác, triển lãm lần này, nhìn tổng thể thể hiện sự giao thoa truyền thống và hiện đại. Mỗi tác phẩm mang đậm dấu ấn, nét đặc trưng riêng.
Đặc biệt, tác phẩm tranh của M.F. Husain, họa sỹ lừng danh nhất trong các họa sỹ đã đưa khách tham quan đến với bản sắc nghệ thuật đường phố, đồ chơi dân gian, sử thi Ấn Độ và các vật dụng trang trí Islam thông qua cách diễn đạt bình dân qua thị giác; hay tranh của Bhupen Khakhar là sự trình bày dí dỏm các hoạt động thường ngày ở các tỉnh nhỏ của Ấn Độ./.
Triển lãm diễn ra đến ngày 6/7./.
Triển lãm trưng bày 29 tác phẩm của 14 họa sỹ lừng danh nhất đến từ Ấn Độ. Đây là những tác phẩm tranh phiên bản, được làm lại công phu từ các tác phẩm trên vải nguyên bản và do chính nghệ sỹ ưu tú người Ấn Độ Anjolie Ela Menon tuyển chọn và giám định.
Các tác phẩm từ tranh của Jamino Roy (sinh năm 1887) đến tranh của Arpana Caur (sinh năm 1954) đều thể hiện sự trỗi dậy của nghệ thuật Ấn Độ thoát khỏi bá chủ thực dân, để bước vào một kỷ nguyên mới của tự do nghệ thuật, đã được toàn cầu công nhận và hoanh nghênh.
Mặt khác, triển lãm lần này, nhìn tổng thể thể hiện sự giao thoa truyền thống và hiện đại. Mỗi tác phẩm mang đậm dấu ấn, nét đặc trưng riêng.
Đặc biệt, tác phẩm tranh của M.F. Husain, họa sỹ lừng danh nhất trong các họa sỹ đã đưa khách tham quan đến với bản sắc nghệ thuật đường phố, đồ chơi dân gian, sử thi Ấn Độ và các vật dụng trang trí Islam thông qua cách diễn đạt bình dân qua thị giác; hay tranh của Bhupen Khakhar là sự trình bày dí dỏm các hoạt động thường ngày ở các tỉnh nhỏ của Ấn Độ./.
Triển lãm diễn ra đến ngày 6/7./.
Gia Thuận (TTXVN)