Vietnam+ xin giới thiệu bài viết tiếp theo của ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông, về một năm đầy biến động của khu vực.
Bài 2: Xuân ơi, đừng lạnh nữa nhé...
Mohammed Ali quý mến,
Tiếc quá nhỉ, nếu bây giờ ở bên nhau, chắc chắn chúng ta sẽ có cả buổi ngồi hút Shisa (gần giống thuốc lào ở Việt Nam) để bàn về nhân tình thế thái ở khu vực”của chúng ta” trong năm vừa rồi, bởi đấy luôn là”sở trường” của hai ta mà. Lại đành phải viết thư vậy, dẫu biết rằng có viết cả chục bức, cũng chỉ nói được phần năm, phần mười những gì chúng ta muốn nói, muốn bàn.
Tôi biết anh lại ví von khi bảo mùa Xuân vừa rồi bên ấy lạnh lẽo lắm, năm cây ba lộc, chứ ai chẳng biết chính trị và thời tiết đâu có liên quan gì với nhau, làm gì có chuyện đại loại cứ sinh nhật Nhà Vua thì trời bỗng ửng hồng, hay mỗi khi nguyên thủ xuất hành là trời quang mây tạnh, như chúng ta vẫn được đọc, được nghe, anh nhỉ. Thế nhưng, quả thật trong năm qua, nhóm bạn tứ xứ của chúng ta đều bảo rằng ai cũng cảm nhận được cái ”lạnh” của anh và các đồng hương ở nơi đầy nắng gió và bạt ngàn sa mạc ấy.
Không lạnh sao được khi chỉ từ việc chàng thanh niên bán hàng rong Mohamed Bouazizi ở Tunisia tự thiêu do bất bình và thất vọng, đã tạo nên một làn sóng nổi dậy rần rần ở quốc gia Bắc Phi này, sau đó lan ngay sang Ai Cập, Libya, Yemen, Bahrain, Syria và gần như tất cả 22 nước Arập, để rồi cả một vùng rộng lớn đều không có an ninh suốt cả một năm trời, nhà nào cũng cửa đóng then cài do sợ bị đốt vô cớ, mọi cửa hiệu đóng im ỉm vì ai cũng sợ ra đường, dạo phố.
Buồn hơn nữa là mới hôm nào các cộng đồng dân cư ở đây còn là anh em một nhà, thế mà bỗng chốc coi nhau như kẻ thù ở hai chiến tuyến, thoả sức cầm từ gạch đá, đến xe tăng, đại bác nã vào đầu nhau. Người chết đã rồi, song hỡi ơi, với người ở lại và các thế hệ sau nữa không biết còn thù hận nhau bao lâu nữa đây, bởi những cuộc biểu tình trên đường phố ở thế giới Arập năm qua đã chia họ thành năm, thành bẩy rồi.
Chẳng ai thấy ấm lòng khi phải sống trong một xã hội đang bị lộn tùng phèo tất cả. Mọi cơ cấu chính quyền của các chế độ trước thì người ta đã phá xong bằng cả sức của mình lẫn súng đạn của thiên hạ, hoặc đang cố phá cho bằng được, nhưng cái mới thì lại chưa xây được bởi vừa đưa ra bàn về cách thức và quy mô, đã cãi vã thâu đêm suốt sáng, thậm chí còn giơ súng doạ nhau, như thế không biết đến bao giờ kỷ cương phép nước mới được thiết lập? Và mình rất đồng ý với Ali rằng chừng nào chưa có cái ấy, xin đừng mơ ngay cả một tấm áo ấm.
Chả lẽ lại thật thế à Ali, vừa biểu tình lật đổ được một số chế độ xong, người Arập lập tức phải chứng kiến những cuộc đấu đá nội bộ có đổ máu giữa những người cách đấy chưa lâu còn chung một chiến hào; phải chịu đựng cái đói, cái rét nhiều hơn hẳn. Anh hỏi tại sao thế? Tôi thiển nghĩ hình như lúc xuống đường, người ta chỉ muốn đạp đổ tất cả, nhất là khi được những ai đó ở ngoài vì các toan tính trục lợi, đã”bơm” người nổi dậy thành những người hùng, bồng bềnh trên chín tầng mây, rồi không tiếc rót tiền, đổ súng đạn vào đấy, vì như một chính khách phương Tây đã nói rằng đổ tiền của vào cuộc biến động vừa qua ở Trung Đông-Bắc Phi sẽ là vốn đầu tư sinh lời nhất.
Chỉ tiếc rằng, như Ali nói, những lúc xuống đường ào ào như thế, không mấy ai để ý xem cái gì đang chờ đợi mình: Đấy là đấu đá nội bộ do mục tiêu xuống đường rất khác nhau, rồi các nhà máy bị bỏ hoang, bến cảng vắng tiếng còi tàu, và những khu du lịch nổi tiếng trần gian chỉ đón vài trăm du khách ngoại quốc trong suốt mấy tháng trời,v.v, để rồi dẫn đến một thực tế phũ phàng là những cái họ muốn thay đổi thì vẫn sờ sờ đấy, chỉ trừ việc đổi được chính quyền, và những cái người xuống đường muốn có thì vẫn biệt tăm.
Không lạnh lòng sao được khi tình anh em giữa các quốc gia vẫn coi nhau như anh em một nhà vì cùng một dân tộc, chung một ngôn ngữ, một nền văn hoá, thế mà những sóng gió năm qua đã mở đường cho người ngoài được quyền quyết ai được ở lại, và gọi tên ai phải rời khỏi ngôi nhà ấy. Ali rất có lý khi bảo rằng đấy lại là một kiểu chia để trị nữa, và còn đúng hơn khi nhận xét rằng chủ quyền của không ít quốc gia ở vùng này sau những biến động vừa qua, chỉ còn là tương đối, thậm chí”mất sạch.”
Đúng đấy Ali ạ, hãy nhớ lại đi, một vài chục năm qua, chúng ta đã chứng kiến quá nhiều những cuộc nổi dậy trên đường phố, chỗ thì lấy tên màu sắc, nơi lại dùng hoa lá để đặt tên cho những cuộc xuống đường ấy, và ở mảnh đất Trung Đông-Bắc Phi”của chúng ta” người ta lại lấy”Mùa Xuân” để nói về những chính biến vừa rồi. Chỉ tiếc rằng dù đấy là những màu rực rỡ nhất, hoặc những loài hoa mang tính biểu tượng cao nhất cho những nơi có các cuộc xuống đường bất tận, nhưng rốt cuộc, mọi màu sắc ấy, mọi hoa lá ấy đều nhợt nhạt cả, cái đói, cái rét, cái bất công cứ đeo bám mãi những nơi ấy, thậm chí còn đói hơn, rét hơn và bất công hơn. Còn với”Mùa Xuân Arập” thì đã quá rõ rồi Ali nhỉ, khí trời ấm áp, trăm hoa đua nở đâu chưa thấy, chỉ thấy lạnh, và lạnh lẽo lắm như anh viết trong thư mới nhất.
Ali ơi, chả lẽ một vùng đất rất giầu tiềm năng như Trung Đông-Bắc Phi, một dân tộc cần cù một nắng hai sương, từng sản sinh ra những nền văn minh huy hoàng nhất của nhân loại, là Lưỡng hà, sông Nin, và cách nay cả nhiều nghìn năm đã từng xây nên những kiệt tác như Kim Tự tháp, Vườn treo Babilon và Ngọn hải đăng Alexandria, đấy là dân tộc Arập, lại cứ phải chia ly, hứng chịu đạn bom và oằn mình chống rét mãi như gần một thế kỷ vừa qua sao? Thôi nhé, mùa Xuân này ơi, xin đừng lạnh lẽo mãi thế nữa để Ali và bà con của anh được tưng bừng đón những mùa Xuân ấm áp như thiên hạ muôn nơi.
Ali ơi, chúng ta sẽ làm tất cả để được như thế nhé./.
Bài 1: Thư Hà Nội - “Lì Mágià?” hay “Vì đâu nên nỗi?”
Bài 2: Xuân ơi, đừng lạnh nữa nhé...
Mohammed Ali quý mến,
Tiếc quá nhỉ, nếu bây giờ ở bên nhau, chắc chắn chúng ta sẽ có cả buổi ngồi hút Shisa (gần giống thuốc lào ở Việt Nam) để bàn về nhân tình thế thái ở khu vực”của chúng ta” trong năm vừa rồi, bởi đấy luôn là”sở trường” của hai ta mà. Lại đành phải viết thư vậy, dẫu biết rằng có viết cả chục bức, cũng chỉ nói được phần năm, phần mười những gì chúng ta muốn nói, muốn bàn.
Tôi biết anh lại ví von khi bảo mùa Xuân vừa rồi bên ấy lạnh lẽo lắm, năm cây ba lộc, chứ ai chẳng biết chính trị và thời tiết đâu có liên quan gì với nhau, làm gì có chuyện đại loại cứ sinh nhật Nhà Vua thì trời bỗng ửng hồng, hay mỗi khi nguyên thủ xuất hành là trời quang mây tạnh, như chúng ta vẫn được đọc, được nghe, anh nhỉ. Thế nhưng, quả thật trong năm qua, nhóm bạn tứ xứ của chúng ta đều bảo rằng ai cũng cảm nhận được cái ”lạnh” của anh và các đồng hương ở nơi đầy nắng gió và bạt ngàn sa mạc ấy.
Không lạnh sao được khi chỉ từ việc chàng thanh niên bán hàng rong Mohamed Bouazizi ở Tunisia tự thiêu do bất bình và thất vọng, đã tạo nên một làn sóng nổi dậy rần rần ở quốc gia Bắc Phi này, sau đó lan ngay sang Ai Cập, Libya, Yemen, Bahrain, Syria và gần như tất cả 22 nước Arập, để rồi cả một vùng rộng lớn đều không có an ninh suốt cả một năm trời, nhà nào cũng cửa đóng then cài do sợ bị đốt vô cớ, mọi cửa hiệu đóng im ỉm vì ai cũng sợ ra đường, dạo phố.
Buồn hơn nữa là mới hôm nào các cộng đồng dân cư ở đây còn là anh em một nhà, thế mà bỗng chốc coi nhau như kẻ thù ở hai chiến tuyến, thoả sức cầm từ gạch đá, đến xe tăng, đại bác nã vào đầu nhau. Người chết đã rồi, song hỡi ơi, với người ở lại và các thế hệ sau nữa không biết còn thù hận nhau bao lâu nữa đây, bởi những cuộc biểu tình trên đường phố ở thế giới Arập năm qua đã chia họ thành năm, thành bẩy rồi.
Chẳng ai thấy ấm lòng khi phải sống trong một xã hội đang bị lộn tùng phèo tất cả. Mọi cơ cấu chính quyền của các chế độ trước thì người ta đã phá xong bằng cả sức của mình lẫn súng đạn của thiên hạ, hoặc đang cố phá cho bằng được, nhưng cái mới thì lại chưa xây được bởi vừa đưa ra bàn về cách thức và quy mô, đã cãi vã thâu đêm suốt sáng, thậm chí còn giơ súng doạ nhau, như thế không biết đến bao giờ kỷ cương phép nước mới được thiết lập? Và mình rất đồng ý với Ali rằng chừng nào chưa có cái ấy, xin đừng mơ ngay cả một tấm áo ấm.
Chả lẽ lại thật thế à Ali, vừa biểu tình lật đổ được một số chế độ xong, người Arập lập tức phải chứng kiến những cuộc đấu đá nội bộ có đổ máu giữa những người cách đấy chưa lâu còn chung một chiến hào; phải chịu đựng cái đói, cái rét nhiều hơn hẳn. Anh hỏi tại sao thế? Tôi thiển nghĩ hình như lúc xuống đường, người ta chỉ muốn đạp đổ tất cả, nhất là khi được những ai đó ở ngoài vì các toan tính trục lợi, đã”bơm” người nổi dậy thành những người hùng, bồng bềnh trên chín tầng mây, rồi không tiếc rót tiền, đổ súng đạn vào đấy, vì như một chính khách phương Tây đã nói rằng đổ tiền của vào cuộc biến động vừa qua ở Trung Đông-Bắc Phi sẽ là vốn đầu tư sinh lời nhất.
Chỉ tiếc rằng, như Ali nói, những lúc xuống đường ào ào như thế, không mấy ai để ý xem cái gì đang chờ đợi mình: Đấy là đấu đá nội bộ do mục tiêu xuống đường rất khác nhau, rồi các nhà máy bị bỏ hoang, bến cảng vắng tiếng còi tàu, và những khu du lịch nổi tiếng trần gian chỉ đón vài trăm du khách ngoại quốc trong suốt mấy tháng trời,v.v, để rồi dẫn đến một thực tế phũ phàng là những cái họ muốn thay đổi thì vẫn sờ sờ đấy, chỉ trừ việc đổi được chính quyền, và những cái người xuống đường muốn có thì vẫn biệt tăm.
Không lạnh lòng sao được khi tình anh em giữa các quốc gia vẫn coi nhau như anh em một nhà vì cùng một dân tộc, chung một ngôn ngữ, một nền văn hoá, thế mà những sóng gió năm qua đã mở đường cho người ngoài được quyền quyết ai được ở lại, và gọi tên ai phải rời khỏi ngôi nhà ấy. Ali rất có lý khi bảo rằng đấy lại là một kiểu chia để trị nữa, và còn đúng hơn khi nhận xét rằng chủ quyền của không ít quốc gia ở vùng này sau những biến động vừa qua, chỉ còn là tương đối, thậm chí”mất sạch.”
Đúng đấy Ali ạ, hãy nhớ lại đi, một vài chục năm qua, chúng ta đã chứng kiến quá nhiều những cuộc nổi dậy trên đường phố, chỗ thì lấy tên màu sắc, nơi lại dùng hoa lá để đặt tên cho những cuộc xuống đường ấy, và ở mảnh đất Trung Đông-Bắc Phi”của chúng ta” người ta lại lấy”Mùa Xuân” để nói về những chính biến vừa rồi. Chỉ tiếc rằng dù đấy là những màu rực rỡ nhất, hoặc những loài hoa mang tính biểu tượng cao nhất cho những nơi có các cuộc xuống đường bất tận, nhưng rốt cuộc, mọi màu sắc ấy, mọi hoa lá ấy đều nhợt nhạt cả, cái đói, cái rét, cái bất công cứ đeo bám mãi những nơi ấy, thậm chí còn đói hơn, rét hơn và bất công hơn. Còn với”Mùa Xuân Arập” thì đã quá rõ rồi Ali nhỉ, khí trời ấm áp, trăm hoa đua nở đâu chưa thấy, chỉ thấy lạnh, và lạnh lẽo lắm như anh viết trong thư mới nhất.
Ali ơi, chả lẽ một vùng đất rất giầu tiềm năng như Trung Đông-Bắc Phi, một dân tộc cần cù một nắng hai sương, từng sản sinh ra những nền văn minh huy hoàng nhất của nhân loại, là Lưỡng hà, sông Nin, và cách nay cả nhiều nghìn năm đã từng xây nên những kiệt tác như Kim Tự tháp, Vườn treo Babilon và Ngọn hải đăng Alexandria, đấy là dân tộc Arập, lại cứ phải chia ly, hứng chịu đạn bom và oằn mình chống rét mãi như gần một thế kỷ vừa qua sao? Thôi nhé, mùa Xuân này ơi, xin đừng lạnh lẽo mãi thế nữa để Ali và bà con của anh được tưng bừng đón những mùa Xuân ấm áp như thiên hạ muôn nơi.
Ali ơi, chúng ta sẽ làm tất cả để được như thế nhé./.
Bài 1: Thư Hà Nội - “Lì Mágià?” hay “Vì đâu nên nỗi?”
Phạm Phú Phúc (Vietnam+)