Trong bốn thập kỷ qua, chỉ một số ít quốc gia thống trị thị trường gạo thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và Pakistan chiếm 60-70% tổng lượng gạo xuất khẩu), trong khi phía cầu bị phân mảnh hơn khi sáu quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới chỉ chiếm 20-30% thị phần, trong khi nhiều nước khác chỉ nhập khẩu một khối lượng nhỏ.
Tuy nhiên, theo mạng tin asiancorrespondent.com, điều này có thể sẽ thay đổi khi Ấn Độ đã nhanh chóng trỗi dậy và giành vị trí số 1 trên biểu đồ các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Nhiều năm trước đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước sản xuất và tiêu thụ gạo hàng đầu thế giới - vẫn đóng vai trò thứ yếu trên thị trường toàn cầu.
Mặc dù Ấn Độ đã trở thành nước xuất khẩu gạo kể từ giữa những năm 1990 nhưng cả hai nền kinh tế châu Á này, hiện chiếm khoảng 50% sản lượng gạo toàn cầu, vẫn chủ yếu tập trung vào đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Hoạt động xuất nhập khẩu gạo chỉ là giải pháp để cân bằng giữa thặng dư và thâm hụt.
Mặc dù vậy, năm ngoái, Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi xuất khẩu tới 10,4 triệu tấn gạo, cao hơn so với con số 6,9 triệu tấn của Thái Lan.
Việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với các loại gạo (ngoại trừ gạo basmati) vào cuối năm 2011 cùng với sự yếu đi của đồng rupee và lượng gạo dự trữ trong nước tăng đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của quốc gia Nam Á này.
Ở chiều ngược lại, không ai nghĩ rằng Trung Quốc sắp "soán ngôi" nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới của Nigeria bởi vì, năm 2012, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 2,9 triệu tấn gạo, thấp hơn nhiều so với con số 3,4 triệu tấn của Nigeria.
Tuy nhiên, theo báo cáo Ước tính Nhu cầu và Nguồn cung Nông nghiệp Thế giới mà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố hồi giữa tháng 5/2013, Trung Quốc sẽ vượt qua Nigeria để trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2014, với lượng nhập khẩu cao kỷ lục 3 triệu tấn gạo, cao hơn 0,1 triệu tấn so với doanh số nhập khẩu gạo của Nigeria.
Điều khiến nhiều người tò mò là vì sao Trung Quốc nhập khẩu quá nhiều gạo như vậy trong lúc không có bất cứ sự thiếu hụt rõ ràng nào trong những năm qua và các số liệu của USDA và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy lượng gạo dự trữ chuyển từ năm trước sang vẫn liên tục tăng kể từ năm 2007./.
Tuy nhiên, theo mạng tin asiancorrespondent.com, điều này có thể sẽ thay đổi khi Ấn Độ đã nhanh chóng trỗi dậy và giành vị trí số 1 trên biểu đồ các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Nhiều năm trước đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước sản xuất và tiêu thụ gạo hàng đầu thế giới - vẫn đóng vai trò thứ yếu trên thị trường toàn cầu.
Mặc dù Ấn Độ đã trở thành nước xuất khẩu gạo kể từ giữa những năm 1990 nhưng cả hai nền kinh tế châu Á này, hiện chiếm khoảng 50% sản lượng gạo toàn cầu, vẫn chủ yếu tập trung vào đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Hoạt động xuất nhập khẩu gạo chỉ là giải pháp để cân bằng giữa thặng dư và thâm hụt.
Mặc dù vậy, năm ngoái, Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi xuất khẩu tới 10,4 triệu tấn gạo, cao hơn so với con số 6,9 triệu tấn của Thái Lan.
Việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với các loại gạo (ngoại trừ gạo basmati) vào cuối năm 2011 cùng với sự yếu đi của đồng rupee và lượng gạo dự trữ trong nước tăng đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của quốc gia Nam Á này.
Ở chiều ngược lại, không ai nghĩ rằng Trung Quốc sắp "soán ngôi" nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới của Nigeria bởi vì, năm 2012, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 2,9 triệu tấn gạo, thấp hơn nhiều so với con số 3,4 triệu tấn của Nigeria.
Tuy nhiên, theo báo cáo Ước tính Nhu cầu và Nguồn cung Nông nghiệp Thế giới mà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố hồi giữa tháng 5/2013, Trung Quốc sẽ vượt qua Nigeria để trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2014, với lượng nhập khẩu cao kỷ lục 3 triệu tấn gạo, cao hơn 0,1 triệu tấn so với doanh số nhập khẩu gạo của Nigeria.
Điều khiến nhiều người tò mò là vì sao Trung Quốc nhập khẩu quá nhiều gạo như vậy trong lúc không có bất cứ sự thiếu hụt rõ ràng nào trong những năm qua và các số liệu của USDA và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy lượng gạo dự trữ chuyển từ năm trước sang vẫn liên tục tăng kể từ năm 2007./.
T.M (TTXVN)