Tạp chí quốc phòng uy tín Jane’s vừa dẫn lời người đứng đầu Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Murad Bayar cho biết Thổ Nhĩ Kỳ chọn mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do Trung Quốc sản xuất vì nhiều lý do.
Nguyên nhân quan trọng nhất là giá thành thấp nhất khi công ty CPMIEC của Trung Quốc đề xuất 12 tiểu đoàn phòng không với giá 3,44 tỷ USD.
[Thổ Nhĩ Kỳ chọn tên lửa Trung Quốc vì giá rẻ]
Ngoài ra, Trung Quốc cam kết tỷ lệ nội địa hóa HQ-9, bản sao tên lửa S-300P của Nga, trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là trên 50%.
Phía Trung Quốc cũng khẳng định sẽ bắt đầu sản xuất và giao hàng trong thời gian ngắn nhất và sẽ không phát sinh bất kỳ trở ngại nào trong việc tích hợp các tổ hợp phòng không mới với hệ thống phòng thủ của NATO.
Trước đó, Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định hợp tác với CPMIEC bởi công ty này vốn nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ.
Các đồng minh phương Tây đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn hệ thống của CPMIEC thay vì hệ thống lá chắn tên lửa Patriot do hai công ty Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon sản xuất. Nước này cũng không chọn hệ thống S-300 của Nga hay SAMP/T SAM của liên doanh Pháp-Italy là Eurosam.
Trong khi đó, CPMIEC bị Mỹ trừng phạt do vi phạm Đạo luật Không phổ biến vũ khí hạt nhân với Iran, Triều Tiên và Syria.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công ty này bị trừng phạt hồi năm 2006 vì đã bán công nghệ tên lửa cho Iran./.
Nguyên nhân quan trọng nhất là giá thành thấp nhất khi công ty CPMIEC của Trung Quốc đề xuất 12 tiểu đoàn phòng không với giá 3,44 tỷ USD.
[Thổ Nhĩ Kỳ chọn tên lửa Trung Quốc vì giá rẻ]
Ngoài ra, Trung Quốc cam kết tỷ lệ nội địa hóa HQ-9, bản sao tên lửa S-300P của Nga, trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là trên 50%.
Phía Trung Quốc cũng khẳng định sẽ bắt đầu sản xuất và giao hàng trong thời gian ngắn nhất và sẽ không phát sinh bất kỳ trở ngại nào trong việc tích hợp các tổ hợp phòng không mới với hệ thống phòng thủ của NATO.
Trước đó, Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định hợp tác với CPMIEC bởi công ty này vốn nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ.
Các đồng minh phương Tây đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn hệ thống của CPMIEC thay vì hệ thống lá chắn tên lửa Patriot do hai công ty Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon sản xuất. Nước này cũng không chọn hệ thống S-300 của Nga hay SAMP/T SAM của liên doanh Pháp-Italy là Eurosam.
Trong khi đó, CPMIEC bị Mỹ trừng phạt do vi phạm Đạo luật Không phổ biến vũ khí hạt nhân với Iran, Triều Tiên và Syria.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công ty này bị trừng phạt hồi năm 2006 vì đã bán công nghệ tên lửa cho Iran./.
(Vietnam+)