Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, nếu Trung Quốc quyết định gắn giá trị của đồng Nhân dân tệ (NDT) với vàng, điều đó sẽ có những tác động sâu rộng đối với các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Ông Larry Edelson, một cố vấn tài chính thường xuyên đến châu Á, cho biết Bắc Kinh đang muốn đồng NDT cuối cùng sẽ trở thành một đồng nội tệ gắn giá trị với vàng giống như đồng franc Thụy Sĩ trước kia.
Việc gắn giá trị đồng Nhân dân tệ với vàng chắc chắn sẽ giúp Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền quốc tế "nặng ký". Nếu một quốc gia như Trung Quốc chuyển sang một đồng nội tệ được vàng hỗ trợ, đồng USD sẽ bị ảnh hưởng về mặt vị thế chi phối quốc tế như hiện nay. Nếu Trung Quốc, một nước xuất khẩu lớn hiện đang định giá thấp đồng nội tệ và có thặng dư thương mại lớn, có một bước đột phá để tiến tới một đồng tiền có 100% dự trữ vàng, đồng Nhân dân tệ sẽ trở thành ngoại tệ mạnh.
Mới đây, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick đã đề xuất việc trở lại phần nào với cơ chế bản vị vàng. Có nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách, giới chủ ngân hàng và các quan chức Chính phủ Trung Quốc cũng có suy nghĩ tương tự.
Mạng tin trên cho biết, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang tiếp tục tích trữ vàng. Liệu đây có phải là sự khởi đầu để biến Nhân dân tệ thành một đồng tiền được gắn giá trị với vàng hay không? Nhiều người đang đồn đoán rằng đây là một kế hoạch thực sự. Chắc chắn rằng một đồng tiền gắn với vàng sẽ có sức hấp dẫn như một đồng tiền dự trữ có khả năng tích trữ của cải. Quả thực, đồng USD có khả năng trở thành đồng tiền dự trữ chủ yếu là do đã có thời đồng tiền này được ấn định với vàng.
Trung Quốc đã và đang có nhiều nỗ lực tìm cách biến đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu cạnh tranh với đồng USD. Bắc Kinh biết rằng họ sẽ cần có nhiều hơn con số dự trữ vàng chính thức nhưng không được kiểm định là 8.133,5 tấn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Là nước có dự trữ vàng lớn thứ sáu thế giới, Trung Quốc đang nắm giữ 1.054,1 tấn vàng, chưa bằng một nửa so với các nước châu Âu nợ nần đầm đìa như Pháp và Italy, hiện có tương ứng 2.435,4 tấn vàng và 2.451,8 tấn vàng.
Tuy nhiên, Trung Quốc không cần phải có nhiều vàng như Mỹ, mà giờ đây có thể ấn định giá trị đồng NDT theo vàng và đồng thời phá giá so với đồng USD, buộc Mỹ và các nước khác phải theo gương Trung Quốc hoặc có nguy cơ mất toàn bộ vốn của họ khi các nhà đầu tư quay sang mua đồng tiền được đảm bảo bằng vàng duy nhất trến thế giới.
Vẫn theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, lý do khiến Trung Quốc tăng cường việc tích trữ vàng là vì vàng là cơ hội để làm giảm vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng USD. Nhưng trở ngại đối với Trung Quốc là ở chỗ giá vàng giảm mạnh sẽ rất có lợi cho Mỹ trong việc duy trì vai trò đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng USD. Vì thế, dự trữ vàng của Trung Quốc tăng lên sẽ kéo các nước khác hướng tới việc dự trữ thêm vàng. Dự trữ vàng lớn cũng đang thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.
Việc Trung Quốc tăng dự trữ vàng là một mũi tên trúng hai đích. Theo Cơ quan hối đoái quốc gia Trung Quốc, dự trữ vàng của nước này đang tăng. Hiện nay, đa số dự trữ vàng của Trung Quốc được gửi Mỹ và châu Âu. Mỹ và châu Âu luôn ngăn chặn việc vàng tăng giá. Họ có ý định làm giảm bớt chức năng dự trữ quốc tế của vàng và không muốn các nước khác quay sang dự trữ vàng thay vì đồng USD và euro. Vì thế việc ngăn chặn sự tăng giá của vàng có lợi cho Mỹ./.
Ông Larry Edelson, một cố vấn tài chính thường xuyên đến châu Á, cho biết Bắc Kinh đang muốn đồng NDT cuối cùng sẽ trở thành một đồng nội tệ gắn giá trị với vàng giống như đồng franc Thụy Sĩ trước kia.
Việc gắn giá trị đồng Nhân dân tệ với vàng chắc chắn sẽ giúp Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền quốc tế "nặng ký". Nếu một quốc gia như Trung Quốc chuyển sang một đồng nội tệ được vàng hỗ trợ, đồng USD sẽ bị ảnh hưởng về mặt vị thế chi phối quốc tế như hiện nay. Nếu Trung Quốc, một nước xuất khẩu lớn hiện đang định giá thấp đồng nội tệ và có thặng dư thương mại lớn, có một bước đột phá để tiến tới một đồng tiền có 100% dự trữ vàng, đồng Nhân dân tệ sẽ trở thành ngoại tệ mạnh.
Mới đây, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick đã đề xuất việc trở lại phần nào với cơ chế bản vị vàng. Có nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách, giới chủ ngân hàng và các quan chức Chính phủ Trung Quốc cũng có suy nghĩ tương tự.
Mạng tin trên cho biết, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang tiếp tục tích trữ vàng. Liệu đây có phải là sự khởi đầu để biến Nhân dân tệ thành một đồng tiền được gắn giá trị với vàng hay không? Nhiều người đang đồn đoán rằng đây là một kế hoạch thực sự. Chắc chắn rằng một đồng tiền gắn với vàng sẽ có sức hấp dẫn như một đồng tiền dự trữ có khả năng tích trữ của cải. Quả thực, đồng USD có khả năng trở thành đồng tiền dự trữ chủ yếu là do đã có thời đồng tiền này được ấn định với vàng.
Trung Quốc đã và đang có nhiều nỗ lực tìm cách biến đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu cạnh tranh với đồng USD. Bắc Kinh biết rằng họ sẽ cần có nhiều hơn con số dự trữ vàng chính thức nhưng không được kiểm định là 8.133,5 tấn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Là nước có dự trữ vàng lớn thứ sáu thế giới, Trung Quốc đang nắm giữ 1.054,1 tấn vàng, chưa bằng một nửa so với các nước châu Âu nợ nần đầm đìa như Pháp và Italy, hiện có tương ứng 2.435,4 tấn vàng và 2.451,8 tấn vàng.
Tuy nhiên, Trung Quốc không cần phải có nhiều vàng như Mỹ, mà giờ đây có thể ấn định giá trị đồng NDT theo vàng và đồng thời phá giá so với đồng USD, buộc Mỹ và các nước khác phải theo gương Trung Quốc hoặc có nguy cơ mất toàn bộ vốn của họ khi các nhà đầu tư quay sang mua đồng tiền được đảm bảo bằng vàng duy nhất trến thế giới.
Vẫn theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, lý do khiến Trung Quốc tăng cường việc tích trữ vàng là vì vàng là cơ hội để làm giảm vị thế đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng USD. Nhưng trở ngại đối với Trung Quốc là ở chỗ giá vàng giảm mạnh sẽ rất có lợi cho Mỹ trong việc duy trì vai trò đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng USD. Vì thế, dự trữ vàng của Trung Quốc tăng lên sẽ kéo các nước khác hướng tới việc dự trữ thêm vàng. Dự trữ vàng lớn cũng đang thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.
Việc Trung Quốc tăng dự trữ vàng là một mũi tên trúng hai đích. Theo Cơ quan hối đoái quốc gia Trung Quốc, dự trữ vàng của nước này đang tăng. Hiện nay, đa số dự trữ vàng của Trung Quốc được gửi Mỹ và châu Âu. Mỹ và châu Âu luôn ngăn chặn việc vàng tăng giá. Họ có ý định làm giảm bớt chức năng dự trữ quốc tế của vàng và không muốn các nước khác quay sang dự trữ vàng thay vì đồng USD và euro. Vì thế việc ngăn chặn sự tăng giá của vàng có lợi cho Mỹ./.
Thanh Hoa (TTXVN)